Không thù hận không thành cha con

Dân gian có câu “Vô cừu bất phụ tử” nghĩa là không thù không thành cha con. Vì kiếp trước là kẻ thù của nhau nên kiếp này mới trở thành cha con. Đây là sự luân hồi của nhân quả trong Phật giáo.

Nhiều người không hiểu câu này có nghĩa là gì, chúng ta hãy suy nghĩ nó ở một góc độ khác để thấy rằng nó thực sự rất đơn giản và dễ hiểu. Ngụ ý của câu nói này chính là: Giữa những người cha và con trai sẽ có một số hận thù. Nói cách khác, sống chung một mái nhà không thể tránh khỏi những mâu thuẫn.

Không thù hận không thành cha con

Câu nói này xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm “Phong Thần Bảng”, nói về ân oán giữa Na Tra và phụ thân Lý Tịnh.

Na Tra được sinh ra sau 3 năm mẹ mang thai. Với bản tính cứng đầu, lớn lên hay gây chuyện rắc rối, phụ thân Lý Tịnh luôn coi con trai mình là điểm gở, không có chút thiện cảm.

Sau này Na Tra được Thái Ất Chân Nhân dạy dỗ, nhận ra sai lầm của mình, ăn năn hối hận, đem thân thể tóc da trả lại cha mẹ. Thái Ất Chân Nhân cũng dặn dò Lý Tịnh rằng, hãy xây cho Na Tra một ngôi miếu, hương khói ba năm, thời hạn kết thúc Na Tra có thể có được chân thân để trở về nhân gian. Tiếc là Lý Tịnh không muốn phải nhìn thấy đứa con trai này nữa, nên đã sai người đập bỏ miếu Na Tra.

Thái Ất Chân Nhân thấy vậy đành phải dùng củ và lá sen để tạo thân xác thịt cho Na Tra để cậu được hồi sinh. Sau khi sống lại, Na Tra chân đạp phong hỏa luân, thân mang pháp lực vô biên, không ngừng truy sát người cha đã phá hủy chân thân của mình.

Có người nói vì kiếp trước là kẻ thù của nhau nên kiếp này mới trở thành cha con. Đây là sự luân hồi của nhân quả trong Phật giáo, nhân quả kiếp trước của bạn trở thành nhân quả của kiếp sống hiện tại.

tinh cha con Giadinhvietnam

Ảnh minh họa.

Theo giáo lý nhà Phật, đứa con trai ở kiếp này là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, đến để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao có gặp gỡ.

Ngay từ khi đứa trẻ được sinh ra, người cha sẽ bắt đầu lo lắng về sự trưởng thành, học hành và hôn nhân của đứa trẻ sau này.

Mặt khác, đó là do bản thân nhiều ông bố đóng vai ngọn núi im lặng, nghiêm khắc, không khéo ăn nói, ít giao tiếp với con cái. Vì vậy, sẽ không thể tránh khỏi những hiểu lầm, cãi vã giữa cha con, nhất là con cái trong thời kỳ nổi loạn càng dễ xung đột với cha, thậm chí có khi coi cha như kẻ thù của chính mình.

Câu nói này cũng nói với chúng ta rằng: Tình cha con phải bao dung, thấu hiểu, khiêm tốn thì dù có chuyện gì xảy ra cũng không trở thành mối hận thù sâu đậm.

Trong cuộc sống, một gia đình sẽ không tránh khỏi những va chạm, ồn ào, tất cả đều là vì sự quan tâm chăm sóc. Không có kẻ thù tự nhiên và không có sự oán trách tự nhiên.

Người cha thường hay nghiêm khắc đối với con cái của mình, tuy nhiên họ luôn lặng lẽ dành tình yêu thương cho các con. Phận làm con nên thấu hiểu nỗi khổ tâm của người làm cha.

Thanh Phong

Bài viết liên quan

Phản hồi