[Bản tin] Tọa Đàm Trực Tuyến Thẩm Định Phương Án Thiết Kế Trụ “ Kinh Chuyển Pháp Luân”.

Tham dự và chủ trì buổi tọa đàm có: 
TT. Thích Thọ Lạc – Trưởng Ban Văn hóa TƯ GHPGVN; TT.Thích Giác Hoàng- Uỷ viên HĐTS, Phó Ban hoá TƯ GHPGVN; TT. Thích Hải Định- Uỷ viên Thường trực BVHTƯ GHPGVN; ĐĐ .Thích Minh Đăng- Chánh Thư Ký BVHTƯ GHPGVN; TT. Thích Quảng Minh-Chánh văn phòng 2 BVHTƯ GHPGVN; ĐĐ. Thích Minh Thuần- Chánh VP1 BVHTƯ GHPGVN; ĐĐ.Thích Minh Tường- Phó Chánh Văn phòng BVHTƯ GHPHVN.

Và PGS .TS Chu Văn Tuấn- Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo ; PGS. TS Nguyễn Hồng Dương- Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo; GS. Nguyễn Quốc Thông-Nguyên phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam ;PGS .TS Vương Ngọc Lưu- Nguyên Hiệu trưởng trường đại học kiến trúc Hà Nội ; TS.Nguyễn Thu Hoan- Phó giám đốc Bảo Tàng lịch sử Quốc Gia ; TS .Tạ Quốc Khánh- Trưởng phòng nghiên cứu di tích, Viện Bảo tồn di tích ;KTS. Nguyễn Minh Quang-Giám đốc công ty cổ phần văn hoá truyền thống Kim Liên; Nhà báo Đoàn Trung Huy; Cư sĩ Chân Không Không- Thành viên Phân bạn đi sản BVHTƯ GHPGVN,tổ trưởng Tổ thiện nguyện Hoa Sen.
Cùng chư Tôn đức Ban Văn hóa Trung ương cùng đại diện Viện Nghiên cứu Tôn giáo; Viện Bảo tồn Di tích; Bảo tàng Lịch sử quốc gia; chư Tôn đức thành viên Ban Văn hóa Trung ương cùng quý vị Giáo sư, Tiến sĩ và các nhà nghiên cứu. Các quý quan khách về tham dự.
Phát biểu khai mạc, TT. Thích Thọ Lạc đã nói: Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển thịnh vượng cần phải giữ được truyền thống văn hóa tốt đẹp, bền vững. Đất nước Việt Nam nhờ có được bản sắc văn hóa ấy nên luôn vượt qua trước mọi thử thách. Mỗi người dân hãy tự bảo vệ và nâng cao giá trị văn hóa Việt, góp phần tích cực vào lối sống thiện lành, sống theo đạo lý trong hiến pháp và pháp luật. Nhằm tiếp nối tinh thần trụ kinh của Vua A Dục Ấn Độ được xây dựng từ thời Đức Phật giảng bài kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên và kế thừa các trụ kinh Chùa Nhất Trụ của Vua Lê Đại Hành ở Việt Nam. Sau nhiều năm những trụ đá ấy vẫn còn hiện hữu, tuy nhiên nhiều chữ được khắc trên trụ bị mờ đi theo thời gian.Với giá trị cao quý nhà Phật trong trụ Kinh Chuyển Pháp Luân chỉ thực sự tác dụng khi người ta chuyển tải ý nghĩa công năng Trụ Kinh vào suy nghĩ, lời nói, việc làm của nhân dân đều đi trong đạo lý. Để phát huy và thực hiện đề án ngôn ngữ BVHTƯ đang tiến hành thiết kế trụ Kinh “ Chuyển Pháp Luân”.
Buổi tọa đàm đã trao đổi, thảo luận các nội dung về định phương án thiết kế trụ “ Kinh Chuyển Pháp Luân”.Những đặc trưng, đặc điểm kiến trúc Phật giáo phù hợp với thời đại hiện nay về định hướng phương án  thiết kế trụ” Kinh Chuyển Pháp Luân” về trụ Kinh, chữ viết, màu sắc, truyền thống Phật giáo sao cho phù hợp nhất.Sự thống nhất/ đa dạng của kiến trúc Phật giáo.
Đã trải qua  2 lần tọa đàm và đây là lần tọa  đàm thứ 3, trong buổi toạ đàm chư Tôn đức Ban Văn hóa Trung ương cùng đại diện Viện Nghiên cứu Tôn giáo; Viện Bảo tồn Di tích; Bảo tàng Lịch sử quốc gia; đã xây dựng và đóng góp đến 13 ý kiến thảo luận cho buổi toạ đàm “Trụ Kinh Chuyển Pháp Luân”. Đa số ý kiến chọn phương án 1, mong muốn trụ Kinh chuyển tới người xem cần gắn với các biểu tượng như  bài kinh Tứ diệu đế, Bát Chánh đạo, Lục hoà. Kinh Chuyển Pháp Luân làm sáng tỏ sự thật về: khổ, nguyên nhân khổ, mục tiêu diệt khổ và con đường thoát khổ. Mục đích xây dựng Trụ kinh Chuyển Pháp Luân là: Nâng cao nhận thức chân chính, thói quen thiện lành, hành động bền bỉ; xây dựng điểm nhấn Phật pháp bằng Trụ kinh để tăng cơ hội thực hành Phật pháp; tạo thêm các điểm nghiên cứu, hội thảo, du lịch tâm linh Phật giáo. Và ngoài ra còn rất nhiều ý kiến nữa mong rằng  phương án trụ kinh được tham khảo về 3 phương án mẫu hình theo những buổi tọa đàm lần trước triển khai trụ “ Kinh Chuyển Pháp Luân” để sớm được thực hiện đưa ra mẫu thống nhất.
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, Thượng tọa Thích Thọ Lạc – Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN kết luận: khẳng định rõ yếu nghĩa trụ “ Kinh Chuyển Pháp Luân” thống nhất làm sao toát lên yếu nghĩa kinh Chuyển Pháp Luân. Lấy 3 hình của trụ Kinh mỗi cấp 1 , cấp 2, cấp 3 thể hiện Trí tuệ của Phật giáo, trên tinh thần giải thoát giác ngộ. Con đường trung đạo, bát Chánh đạo viên dung, viên mãn của Phật giáo. Ý nghĩa nội hàm của Phật pháp, yếu tố bền vững nhất cho trụ kinh “Chuyển Pháp Luân “ thống nhất về mọi mặt.
Buổi tọa đàm đã diễn ra trang nghiêm thành tâm và kính chúc chư Tôn Đức. Chúc phúc quý Đại Biểu thân khỏe – Tâm an thành tựu sở nguyện.

Nhật Ánh – Quảng Thuận thực hiện

Bài viết liên quan

Phản hồi