Hà Nam: Hội Thảo Khoa học “Phật giáo và hoạt động Từ thiện”

PGĐS – Sáng ngày 17/12/2022, tại Chùa Tam Chúc- (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì tổ chức Hội thảo: “Phật giáo và hoạt động từ thiện”.

Từ thiện là hoạt động phản ánh giá trị tốt đẹp chung của nhân loại khi phải đối diện và giải quyết những thiếu thốn, bất công, bất bình đẳng cũng như những đau khổ tới từ sinh lão bệnh tử, thiên tai, nhân họa. Từ lịch sử và thực tiễn cho thấy, từ thiện và tôn giáo có mối quan hệ mật thiết cao độ. Từ thiện là tư tưởng trọng yếu của hầu hết các tôn giáo, hoạt động tử thiện trở thành phương thức hiện thực hóa các tư tưởng đó. Thông qua hoạt động thể từ thiện, tôn giáo phát huy vai trò của mình đối với xã hội cũng như thích ứng với thời đại.

Đến dự và tham gia thảo luận khoa học có: Hòa thượng Thích Quảng Tùng- Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Từ Thiện Xã Hội TƯ GHPGVN; TSKH Vũ Minh Giang- Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Viện Trần Nhân Tông; Thượng tọa Thích Minh Quang- Trưởng Ban Tri sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình, Phó Viện Trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tiến Vinh- Viện Trưởng viện Trần Nhân Tông ĐHQGHN; Thạc sĩ Lê Tuấn Hùng- Trưởng Phòng Truyền thông và Hoạt động Xã hội Viện Trần Nhân Tông; cùng các đại biểu khách mời, các học giả, các nhà lý luận, chư Tôn đức Tăng Ni sinh đang theo học tại viện và nghiên cứu sinh tại viện đồng về tham dự.

Phát biểu khai mạc: PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh- Viện Trưởng viện Trần Nhân Tông Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Nhằm thúc đẩy tiếp cận nghiên cứu Phật giáo và hoạt động từ thiện từ góc độ khoa học, nhìn nhận từ thiện Phật giáo cả về tư tưởng và thực tiễn, phân tích thực trạng và vai trò trong lịch sử cũng như trong xã hội đương đại cũng như chỉ ra kinh nghiệm và những xu hướng mới, Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì tổ chức Hội thảo: “Phật giáo và hoạt động từ thiện”.

– Nội dung 1: Tư tưởng của Phật giáo về từ thiện và ảnh hưởng đối với sự hình thành, phát triển các quan niệm từ thiện xã hội – với 16 bài tham luận được gữi về và Ban tổ chức đã chọn ra 4 bài tiêu biểu để trình bày.

Hòa thượng Thích Thông Thiền- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Bắc truyền, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại TP.HCM, trình bày tham luận: Mây từ bóng tỏa yêu thương: Tư tưởng bố thí trong Lục độ Phật giáo và Từ Thiện xã hội.

Thượng tọa Thích Phước Đạt- Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó viện Trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM trình bày  đề tài: Quan điểm của Phật giáo về từ thiện.

Đại đức Thích Trúc Thành Minh- Nghiên cứu sinh Viện Trần Nhân Tông, trình bày đề tài: Từ thiện của Phật giáo- từ khái niệm đến quan điểm.

Đại đức Thích Nguyên Ngộ- trú xứ chùa Phật Bửu T.HCM, trình bày đề tài: Từ ý nghĩa Bố thí trong kinh A Hàm thử bàn về việc dấn thân bố thí của Tăng Ni thời hiện đại.

– Nội dung 2: Sự nghiệp từ thiện của Phật giáo trong lịch sử: hình thành, phát triển và thành tựu – với 26 bài tham luận được gữi về và Ban tổ chức đã chọn ra 4 bài tiêu biểu để trình bày.

Mai Thị Thơm- Phó Trưởng phòng Triết học và Kinh điển Phật giáo Viện Trần Nhân Tông, trình bày đề tài: Hoạt động từ thiện của Phật giáo thời chấn hưng- nhìn từ giáo dục gia đình.

Đại đức Thạc sĩ Thích Minh Giải- Chùa Huyền Không, Huế, trình bày  đề tài: Từ Thiện theo tinh thần Phật giáo Nguyên thủy và hoạt động từ Thiện của tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy tại Thừa Thiên Huế.

Bùi Thị Ánh Vân- Bộ môn Tôn giáo học- Trường ĐH KHXH và Nhân Văn TPHCM trình bày đề tài: Đóng góp của Ni giới Hệ phái Khất sĩ với dân tộc trên phương diện an sinh xã hội.

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc- Phó viện Trưởng viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, trình bày đề tài: Hoạt động từ thiện xã hội của GHPGVN trong đại dịch covid19.

– Nội dung 3: Hiện trạng, đặc điểm và những xu hướng phát triển mới của hoạt động từ thiện Phật giáo trong xã hội đương đại – với 15 bài tham luận được gữi về và Ban tổ chức đã chọn ra 4 bài tiêu biểu để trình bày.

Thượng tọa Thích Minh Quang- Trưởng Ban Tri sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình, trình bày tham luận : Phật giáo Ninh Bình chung tay xây dựng những mô hình ấm tình đoàn kết lương – giáo.

Đại đức Thạc sĩ Thích Đồng Lực- Trung tâm Biên Phiên dịch tư liệu Phật giáo Quốc tế GHPGVN trình bày  đề tài: Từ Bố thí Ba La Mật đến vận hành an sinh xã hội

Đại đức Thích Huệ Lương- Nghiên cứu sinh Viện Trần Nhân Tông DDHQGVN, Phó trụ trì Thiền việc Trúc Lâm Phượng Hoàng tỉnh Bắc Giang, trình bày đề tài: Hoạt động từ thiện Phật giáo Việt Nam hiện nay – Ba vấn đề tồn tại và giải pháp.

Nguyễn Thị Quế Hương- Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huỳnh- Ban Tôn giáo, Ủy Ban TƯ MTTQVN, cùng trình bày tham luận: Từ thiện xã hội của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay: Vấn đề đặt ra và dự báo xu hướng.

– Nội dung 4: Vai trò và kinh nghiệm từ thiện của Phật giáo trong nỗ lực ứng phó đối với các vấn đề của xã hội và con người đương đại – với 11 bài tham luận được gữi về và Ban tổ chức đã chọn ra 4 bài tiêu biểu để trình bày.

Bùi Phương Thanh- Viện Nghiên cứu Thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam và PGS.TS. Hoàng Thu Hương- Trường ĐH KHXHNV TPHCM cùng trình bày tham luận: Tổng quan về từ thiện xã hội của Phật giáo trên thế giới và ở Việt Nam.

PGS.TS. Dương Thị Thu Hà- Trường ĐH Sư Phạm Nghệ thuật TƯ trình bày tham luận: Hoạt động từ thiện Phật giáo từ góc nhìn Văn hóa.

PGS.TS. Đỗ Hương Giang- Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trình bày : Thiền Trúc Lâm đương đại với hoạt động từ thiện tại Nam bộ hiện nay.

PGS.TS.Nguyễn Tiến Vinh- Viện Trưởng Viện Trần Nhân Tông, trình bày tham luận với đề tài: Chính sách pháp luật về hoạt động từ thiện: Nhu cầu hoàn thiện, vận dụng hiệu quả trong hoạt động từ thiện Phật giáo hiện nay.

Hòa thương Thích Quảng Tùng- Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Từ Thiện Xã hội TƯ GHPGVN, chia sẻ về những thành tựu trong công tác xã hội, nhân đạo từ thiện kể từ ngày thành lập Giáo hội đến nay, đặc biệt trong nhiệm kỳ qua.

Với tinh thần. Từ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả) phổ độ chúng sinh làm căn bản , hệ thống từ tưởng về từ thiên của Phật giáo mang tính hoàn chỉnh cao và trở thành nền tảng cho sự nghiệp từ thiện trong lịch sử và hiện tại. Hoạt động từ thiện vừa là nhu cầu tự thân với ý nghĩa điểm tựa tinh thần của các tín đồ Phật giáo trên con đường hoàn thiện nhân cách. thành Phật đắc đạo, đồng thời cũng là cách thức để Phật giáo trở thành một lực lượng tôn giáo có vai trò không thể thiếu đối với xã hội. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ưu thế của từ thiện Phật giáo là được hình thành trên cơ sở giáo lý sâu sắc và thực tiễn hoạt động có lịch sử lâu dài, mang tính tổ chức cao, được lan hạ cộng rãi trong xã hội. Trước những phát triển ngày càng sôi động đa dạng và phức tạp gần đây của huy động từ thiện xã hội nói chung và Phật pháo nói riêng chủ đề từ thiện Phật giáo cần được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn nữa, cả trên phương diện nhận thức về vai trò, ý nghĩa lịch sử phát triển cũng như tổng kết, đánh giá nhưng thành tựu, bài học kinh nghiệm.

Hội thảo đã nghe 16 trong tổng số 67 bài viết tiêu biểu từ tham luận của các tỉnh, thành giới thiệu những kết quả đạt được về công tác từ thiện xã hội, những kinh nghiệm hay cũng như những đề xuất kiến nghị với Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành,TƯ GHPGVN để công tác từ thiện xã hội của Phật giáo các cấp đạt hiệu quả cao.

Hội thảo khoa học “Phật giáo và hoạt động từ thiện” nhằm chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm, thống nhất nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, trách nhiệm của các chức sắc, tín đồ, các cấp giáo hội tham gia công tác từ thiện, xã hội tiến đến tổng kết 20 năm thực hiện nghị quyết 25 của BCH Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo.

Tinh thần đó tiếp tục được thể hiện sâu sắc và rõ ràng bằng Thông điệp của Đức Đệ Tam Pháp chủ GHPGVN gửi Tăng Ni, Phật tử nhân Đại lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập GHPGVN. Thông điệp có đoạn: Giáo hội chúng ta cần phải phát huy hơn nữa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại văn hóa tôn giáo, chăm lo đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thông qua đó giới thiệu tới bạn bè quốc tế hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định nhằm xây dựng và phát triển đất nước, giữ vừng chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.


Quí Nguyễn / Diệu Đan

PV- PGĐS tại TPHCM

Bài viết liên quan

Phản hồi