Dòng sông tâm thức: Duy thức luận (I)
Vào thế kỷ 17, Tây phương có trào lưu triết học về duy tâm và duy vật. Việc đấu tranh giữa hai phái này tạo ra xã hội loài người đi về một xã hội lý tưởng. Trong khi đó thế kỷ thứ 6, tại Ấn Độ đạo Phật đã có duy thức tức là duy tâm ra đời đó là duy thức luận.
Nguồn gốc do Bồ Tát Vô Trước và người em là Thế Thân xiển dương coi như một cuộc cách mạng về đạo Phật. Người ta tự hỏi duy thức có mang lại sự giải thoát phiền não, lậu hoặc tham sân si là tiêu chí đức Phật sáng lập ra không? Khi vạn pháp duy thức do thức biến hiện, tam giới duy tâm.
Như vậy vạn pháp chỉ là thức mà thôi thì ai chịu trách nhiệm của nghiệp lực? Ai tu tập ai chứng đắc ai tinh tấn ai thiền quán? Tất cả chỉ là một dòng tâm thức trôi lăn mãi mãi từ kiếp này sang kiếp khác. Đạo Phật Nguyên thủy dạy tu là chuyển hóa hết phiền não, giờ duy thức ra đời thân ta 5 uẩn cũng là thức và tâm tạo ra. Như vậy ta không có là ta, thì tâm thức ta có, là huyễn ảo chỉ là thức mà thôi. Sự tranh luận vật chất có trước hay tâm thức có trước, trong khi Phật dạy không có duy tâm mà cũng không có duy vật. Tất cả do duyên mà hiện hữu. Lăng Nghiêm kinh bảo tâm thức tạo ra vạn pháp, rồi vạn pháp vận hành theo luật duyên khởi mà có. Nhờ duy thức mà ta hết tham sân si phiền não vì nó chỉ là thức mà thôi, thì ta chấp vào nó mà nỗi tham sân si làm gì? Duy thức dạy ta có một quan niệm đúng nhất về vạn pháp. Chúng là như thị không có cái ta xen vào, vì chúng sanh nhìn vạn pháp sai lầm nên duy thức dạy ta có cái nhìn đúng nhất.
Vậy thức là gì? Tất cả cái gì chúng ta nhìn thấy, nghe thấy sờ thấy ngửi thấy, cảm nhận sự hiện hữu của nó do thức của ta mà ra. Căn hiệp trần tạo ra thức. Trần là trần cảnh làm đối tượng cho căn là cửa vào, của cơ thể ta để thức tạo ra trong đầu của chúng ta. Quan trọng là cái nó xuất hiện qua thức của ta mà hiện hữu thì nó có phải là thực sự là nó không?
Duy thức gọi là Biến kế sở chấp, biến kế phân biệt. Biến nghĩa là phổ biến. Kế nghĩa là xét nghiệm, so đo. Theo Wikipedia: Duy thức tông (zh. 唯識宗, sa. vijñaptimātravādin, yogācārin, cittamātravādin) là tên gọi tại Đông Nam Á của một trường phái Phật giáo.
Tại Ấn Độ và Tây Tạng, tông này được gọi là Thức tông, Thức học (sa.. vijñānavādin), hoặc Du-già hành tông (sa. yogācārin); tại Tây Tạng, người ta cũng gọi là Duy tâm tông (zh. 唯心宗, sa. cittamātrin). Đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa do hai Đại sư Vô Trước (zh. 無著, sa. asaṅga) và người em là Thế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu) sáng lập. Tương truyền rằng, chính Ứng thân (Tam thân) của Bồ Tát Di-lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya) khởi xướng trường phái này ở thế kỉ thứ 4. Các đại biểu khác của phái này là Bandhusri (Thân Thắng), Citrabhàna (Hỏa Biện), Gunamati (Ðức Tuệ), Dignàga (Trần Na), Sthiramati (An Tuệ), Dharmakīrti (Pháp Xứng, học trò của Dignàga), Silabhadra (Giới Hiền, học trò của Dharmapàla). Khi sư Huyền Trang từ Ấn Độ trở về và phiên dịch các bộ luận chính của Duy thức tông ra tiếng Hán, phái Pháp tướng tông (phái tìm hiểu bản tính và hình dạng của các pháp) hình thành ở Trung Quốc và lan tỏa ra một số nước Đông Á. Chúng ta tìm hiểu tác động sâu xa của duy thức luận mà ngày nay nó được phổ biến cơ bản nhất của đạo Phật.
Vì tánh chất trừu tượng và lý luận rất sâu rộng, nên chúng ta cần nghiên cứu học tập từ chánh văn kinh luận, được dẫn giải bởi các bậc trưởng bối đã tóm lược lại để cho dễ hiểu, rất ít danh từ hán việt. Duy thức luận không phải lời Phật giảng mà là luận, tức là gom lại các lời Phật giảng mà các vị tổ tạo thành luận. Đạo Phật có 3 luận nổi tiếng là Đại Thừa khởi tín, Trung quán và Duy thức luận.
Duy thức theo TT. Thích Trí Siêu (youtube) giảng tại trung tâm Đuốc Tuệ California
a. Pháp tướng: Pháp (dharma) là tất cả vạn vật xung quanh ta có đặc tính làm ta có khái niệm về sự hiện hữu của chúng. Tướng (form) là hình tướng ta thấy được, sờ được, cảm nhận được. Pháp tướng là các pháp có hình tướng về bản chất để ta khảo sát nó tránh nhận biết nó một cách sai lầm.
b. Tam lượng: Lượng là hình thái nhận thức, nhận rõ pháp. 1. Hiện lượng là các pháp hiện hữu như thị đúng đắn nhất, nó là nó không có gì ngoài nó, không có cái tôi xen vào. 2. Tỷ lượng là có tôi xen vào so sánh hơn kém. 3. Phi lượng là các pháp mang tính chất tưởng tượng sai lầm của thức ta. Phật giáo Nguyên thủy gọi là Như lý tác ý là vậy. Duy thức cho rằng chúng ta nhận biết sự vật là Phi lượng sai lầm, rồi so sánh Tỷ lượng chúng với nhau. Vì so sánh đưa đến vô thường vô ngã. Nên tu tập là quay về Hiện lượng nhận rỏ chúng không do cái ta xen vào.
c. Tam cảnh: Gồm có trần cảnh bên ngoài. Tánh cảnh là trần cảnh hiện tại. Đối chất là trần cảnh quá khứ. Độc cảnh là trần cảnh tương lai do tưởng tượng mà có.
d. Tam tánh: là 3 tự tánh của duy thức: 1. Biến kế sở chấp: còn gọi là Phân biệt tánh vọng tưởng vọng kế tự tánh, vọng phân biệt tánh, tự tánh giả lập. Dựa vào hình tướng thay đổi (biến) và so sánh (kế) các pháp ta nhận biết nó một cách không đúng sự thật. 2. Y tha khởi: còn gọi là duyên khởi tánh, tương thuộc tánh. Nương vào cái khác khởi sanh là cái biết tương đối, do tánh chất duyên sanh tương thuộc cái khác mà hiện hữu. 3. Viên thành thật tánh: còn gọi là đệ nhất nghĩa tánh, tự tánh tuyệt đối. Như vậy Viên thành thật tánh là Chân như, tánh Không, Như lai tạng tánh, Phật tánh, Phân thân tánh. Đại thừa cho rằng tánh này có sẵn nơi mỗi chúng ta là bản tánh giác ngộ của chúng ta. Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Viên thành thật tánh là không sanh diệt, không nhơ sạch, không tăng giảm, nó là tánh cuối cùng sau khi đi qua Y tha khởi tánh và đầu tiên là Biến kế sỡ chấp tánh.
e. Thức: là cái biết sự vật do 6 căn của ta tiếp xúc với 6 trần cảnh bên ngoài ta mà nảy sinh trong não bộ ta, cái biết này là 6 thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, xúc thức và ý thức. Có nghĩa là nó nhận thức biết được nên gọi là thức. Gồm có 4 tánh chất: 1. Kiến phần là chủ thể là cái ta, 2. Tướng phần là đối tượng nhận biết. 3. Tự chứng phần là tánh chất biết rõ giữa chủ thể và đối tượng. 4. Chứng tự chứng phần là tánh chất sau cùng của Thức là cái biết thứ hai sau cái cái biết tự chứng phần. Tôi biết rằng tôi biết rõ đối tượng. Thức này là thức giác ngộ của ta.
f. Ý thức: Kiến phần của ý thức còn gọi là thức số 6 do 5 thức đầu gom tụ vào. Kiến phần ý thức gồm có 2 tánh chất: Độc đầu và Ngủ câu. Độc đầu là tán vị tức là nghĩ lung tung, trông mộng là ngủ mơ mộng mà thấy biết, trong điên là biết rõ và trong định là thiền định. Ngủ câu là 5 thức đầu tiên phối hợp chúng lại đưa vào Ý thức. Tánh chất cuối cùng ý thức là phân biệt ngã chấp là so sánh do cái tôi xen vào. Ý thức tạo ra bởi làn sóng của não bộ gồm có:
– Sóng DELTA (dưới 4Hz) có độ dài nhất và xảy ra phần lớn trong giấc ngủ sâu.
– Sóng THETA (5-8 Hz) thấy nhiều nơi trẻ em và người lớn buồn ngủ, thường là lúc đi vào giấc ngủ.
– Sóng ALPHA (8-12 Hz) là trạng thái tâm thư giản, không khởi niệm.
– Sóng BETA (12-30 Hz) có tầm hoạt động nhanh và thấp và mang đặc tính của tâm bận rộn.
– Sóng GAMMA (30-100 Hz) có tần số cao nhất và được cho là tiêu biểu cho sự đồng bộ của các vùng não khác nhau vì thực hiện một vài chức năng nhận biết hoặc vận động.
g. Mặc na: Còn gọi là truyền tống thức vì nó luân chuyển giữa Ý thức vào A lại da thức. Mặc na là nguyên nhân của luân hồi. Và Mặc Na còn là thức chấp ngã mạnh nhất là chính ta là chấp vào kiến phần của A lại da. Mặc na có tướng phần là kiến phần A lại da và đối chất cảnh. Mặc na còn gọi là Câu sanh ngã chấp tức là khi sanh ra nó đã có mang theo sẵn rồi.
h. A lại da: Còn gọi là Tàng thức là thức chứa đựng tất cả các chủng tử nên gọi là năng tàng, chứa căn thân và thế giới chung quanh ta. Kiến phần A lại da gồm có năng tri và năng biến còn tướng phần A lại da gồm có: thể giới chung quanh ta và căn thân bản thân ta. Căn thân ta thì tạo ra chánh báo còn thế giới chung quanh ta thì tạo ra y báo. A lại da của mình có thể hiểu là có nhiều hành lang với A lại da người khác bởi đường nối kết với nhau. Đó là lý do khi đức Phật giác ngộ đã có minh thứ 1 là nhìn thấu vào A lại da của Phật để biết bao nhiêu kiếp trước Phật làm gì ở đâu. Minh thứ hai là nhờ A lại da của Phật kết nối với A lại da của các người khác mà biết được kiếp trước của họ làm gì ở đâu. Chúng ta chưa giác ngộ thì chưa thể nhìn vào thấy được gì ở A lại da của mình. Nơi đó chứa đựng các chủng tử hạt giống vừa hữu lậu và vừa vô lậu. A lại da còn có tánh chất sở tàng, ngã ái chấp tàng và hằng chuyển chủng tử. Năng tàng là có tính chứa đựng, sở tàng là vật bị chứa đựng, ngã ái chấp tàng là yêu thích cũa cái tôi chấp vào đó của Mặc na chuyển qua. Cuối cùng A lại da có tánh hằng chuyển là luôn luôn chuyển hóa chủng tử. Ý thức thì suy luận nên học tập và tu tập. Mặc na thì chấp ngã và yêu ghét và ghi nhớ quá khứ. A lại da thì chỉ là nơi chứa đựng là mảnh đất rộng thênh thang chứa chủng tử và làm nơi cho chủng tử sinh nở hay diệt mất , nó là nơi Mặc na yêu bám chặt vào nó xem nó như mẹ sinh ra mặc na. Nó hằng chuyển các chứng tử là chúng tự thay đổi nhưng luôn luôn là nó không đổi khác nó, nó chỉ lớn thêm lên thôi. A lại da cũng là căn bản thức cho tất cả các thức xuất hiện từ thế giới bên ngoài và căn thân chúng ta. Nó có năng tri là gìn giữ và năng biến hiện. A lại da còn gọi là Dị thục thức: là thức về chín mùi của chủng tử. Giống như Vi Diệu Pháp gọi là hữu phần thức. Cũng như gọi là Nhất thiết chủng tử. Dị thức có 3 cách làm chín mùi chủng tử: Dị thời nhi thục là căn cứ vào thời gian mà chủng tử chín mùi. Dị loại nhi thục là tánh chất chủng tử thay đổi và Biến dị nhi thục là biến đổi hình dáng chủng tử.
i. Chủng tử: Là hạt giống do tất cả ý thức hoạt động đưa vào qua Mặc na rồi vào A lại da. Chủng tử có tánh chất kiến phần: năng tri và năng biến, còn tướng phần nó là thế giới chung quanh ta và căn thân của ta. Tánh chất chủng tử gồm: thời gian gồm có bản hữu là có sẵn, tân huấn là mới đưa vô, huân trưởng là lớn lên phát triển tạo thành tập khí, tập khí nầy nhiều quá thì nó tự động hoạt động làm chủ. Tánh chất chủng tử là hữu lậu là phiền não và vô lậu hết phiền não. Nhân quả: Chủng tử sinh chủng tử có nghĩa là trong kho A lại da chủng tử chín mùi nảy sinh ra chủng tử mới. Kế đến chủng tử sinh hiện hành là chủng tử lộ ra ngoài như hạt giống lộ ra mầm cây. Kế tiếp hiện hành sinh hiện hành là mầm của chủng tử lớn dần lên tăng trưởng thêm lên. Cuối cùng hiện hành huân chủng tử là thân lớn của cây phát sinh ra hạt giống. Tức là tập khí huân tạo thành các chủng tử mới.
j. Nghiệp: Gồm có 3 nghiệp nhân: thân khẩu ý. Có 2 nghiệp quả: chánh báo là chính thân căn ta báo và y báo là ngoại cảnh trần cảnh báo. Có 4 nghiệp dẫn đi tái sinh: cực trọng nghiệp, cận tử nghiệp, tập quán nghiệp, tích luỹ nghiệp.
k. Tự biến Cộng biến: Tự biến là chủng tử liên hệ trực tiếp với ta không có dính với ngoài ta nên tạo ra biệt nghiệp. Cộng biến là có bên ngoài liên hệ với ta nên tạo ra cộng nghiệp. Tự biến đưa đến chánh báo, cộng biến đưa đến y báo. Có 4 tánh chất như: Thuần tự biến, thuần cộng biến, tự biến nhiều hơn cộng biến, cộng biến nhiều hơn tự biến. Với kết quả cộng nghiệp và biệt nghiệp, cái nào nhiều thì sẽ có quả của nó.
l. Tâm sở: Tâm gồm 8 tâm vương theo 8 thức và tâm sở. Là hiện tượng tâm lý của tâm. Tâm sở có 51 tâm sở chia ra 5 loại như sau: biến hành 5 tâm, biệt cảnh 5 tâm, thiện 11 tâm, bất thiện 26 tâm, bất định 4 tâm.
m. Vô thường: Vô thường xảy ra từng sắc na trong vạn pháp.Duy thức cho rằng chúng ta phải chấp nhận điều ấy.
– Vô Tánh Vô Thường, vì là tánh thường không.
– Khởi tận vô thường, vì có sanh có diệt.
– Cấu tịnh vô thường, vì địa vị chuyển biến khi cấu khi tịnh.
n. Tiến trình tu đạo: công thức tu tập là trừ bỏ Biến kế sở chấp rồi quán chiếu Y tha khởi sau cùng đạt được Viên thành thật. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần đi qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên là học tập 3 tự tánh của duy thức: Biến kế sở chấp, Y tha khởi, Viên thành thật. Khi học tập hiểu sâu rộng 3 giai đoạn của tiến trình của thức, chúng ta hiểu rằng vì các pháp do biến kế mà chúng ta chấp vào nó cho nó cái tên sự hiện hữu, rồi quán chiếu chúng do duyên mà ra và sau cùng diệt bỏ hết cả hai thì đắt viên thành thật. Nhưng chúng ta phải hiểu 4 nhân duyên gồm có:
1. Nhân duyên quả tức là nhân cần có duyên ở giữa mới trổ ra quả.
2. Tăng thượng duyên là cần có điều kiện nhân duyên mới tăng trưởng và trổ ra theo thuận hay nghịch.
3. Sở duyên là cái ta thương ghét xen vào có đối tượng của trần cảnh.
Sau cùng là 4. Đẳng vô gián đoạn duyên là điều kiện cho chủng tử tất cả không bị gián đoạn tăng trưởng.
Kế đến là chuyển y tha khởi là tiêu trừ vọng tưởng y tha khởi vì đó là sự sai lầm chúng ta nhìn vạn pháp. Sau đó đạt được giác ngộ có 4 tri túc đạt viên thành thật. Thức đầu đắc quả Thành sở tác trí gồm 5 giác quan đắc thần thông như thiên nhãn thông…Ý thức đắc thành Diệu quan sát trí. Mặc na thức đắc thành bình đẳng tánh trí tức là mình và người không còn phân biệt luôn luôn bình đẳng từ bi. A lại da thành Đại viên cảnh trí là cảnh là gương sáng tỏ rộng viên tròn đắc đạo. Thức cuối cùng là Bạch tịnh thức là đại giác ngộ nên còn gọi là thức số 9. Tu duy thức là gì? Là tu thành Phật sau khi thành 10 địa vị Bồ Tát. Bằng văn tư tu là gia hạnh rồi đi đến kiến đạo là tâm và trần cảnh là một hòa nhập không phân biệt rồi tu thành 10 địa vị Bồ tát và Phật quả. Thực tế là chuyển chánh báo y báo từ bất thiện thành thiện, đưa chủng tử thiện vào A lại Da, rồi tưới tẩm cho nó phát triển. Tất cả là do ý thức mà tu tập. Chuyển hóa các chủng tử bất thiện bằng quán chiếu từ bi.
Câu kết của Hoa Nghiêm kinh: Tâm như công họa sư, Họa chủng chủng ngủ ấm. Nhất thiết thế gian trong, vô pháp như bất tạo. Tâm như nhà họa sĩ vẽ tranh tài giỏi. Vẽ ra đủ loài sinh mạng. Tất cả có trong thế gian thì không có pháp nào mà nó không làm được. Tương tự Nguyên thủy là Tứ chánh cần.
(Còn tiếp)
Phản hồi