Đêm Thiền trà tại Thiền viện Thiên Hưng khu phố Trung Lương, Thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

PGĐS- “Văn hóa trà trong đời sống người Việt Trà được người Việt dùng suốt năm, suốt đời, từ quán nước bên hè phố đến ấm trà trong gia đình, hay những nhà hàng sang trọng. Nhâm nhi chén trà là khởi đầu cho những cuộc gặp gỡ hàn huyên của bạn bè tri kỷ, của những cuộc giao lưu bất chợt để từ không quen biết trở thành bạn.”


Tối 05/10/2022, Buổi Thiền trà dưới sự tham dự của Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương; TT. Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký HĐTS, Trưởng Ban PGQT; chư Tôn đức HĐTS, Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương, Ban Kinh tế – Tài chính Trung ương GHPGVN; chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử đồng về tham dự buổi Thiền trà do Phật tử Nguyễn Việt Hùng – Nhà sản xuất trà Việt Hiền Minh đã pha trà dâng lên cúng dường.


lời phát biểu giới thiệu về mục đích của buổi thiền trà của Thượng tọa Thích Đồng Ngộ,
“Thiền trà là thiền tập trong khi uống trà. Có khi ta để ra hai giờ đồng hồ để chỉ uống một chén trà và ăn một cái bánh nhỏ.Thiền trà được tổ chức tại chùa, nhưng có thể được tổ chức trong trà thất với sự tham dự của những người khách quý của vị trụ trì


Trong khi dự thiền trà, ta thấy thoải mái, an lạc và hạnh phúc. Ta hoàn toàn sống trong giờ phút hiện tại giữa sự có mặt của những người thân. Những người đầu tiên biết sử dụng lá chè tàu (Camelia Sinensis) là các vị thiền sư. Họ nhận thấy nấu trà này mà uống thì trong người tỉnh táo và ngồi thiền không buồn ngủ. Dần dần, chỉ lá non của cây chè tàu được sử dụng và ướp thành trà. Thiền và trà đã có duyên với nhau trong lịch sử cả một ngàn mấy trăm năm. Tại thiền viện nào thiền sinh cũng được uống trà. Chú tiểu nào cũng biết pha trà.
Pha trà cho đại chúng đã trở nên một nghi lễ, bởi vì người pha trà phải thực tập chánh niệm trong khi pha trà. Trà lễ ở Nhật cũng bắt nguồn từ thiền. Nghệ thuật pha trà trong một trà lễ Nhật đã đi tới chỗ rất tinh vi, nhưng tiếc thay, kỹ thuật pha trà thì còn mà nội dung thiền trà đã mất. Người pha trà không còn theo dõi hơi thở và tập ý thức về mỗi cử chỉ của mình theo phương pháp quán niệm xưa.
Thiền trà của chúng ta đơn giản hơn nhiều trong hình thức nhưng rất chú trọng tới nội dung thiền tập. Chủ toại buổi thiền trà là vị trà chủ phụ trách pha trà là người trà giả và tất cả những người tham dự khác đều được gọi là trà khách.
Từ khi bước vào trà xá, bạn đã biết giữ chánh niệm, theo dõi hơi thở, và duy trì tịnh lạc. Mấy mươi phút đã trôi qua. Bạn có thảnh thơi và an lạc không? Nếu có thì đó là bạn đã biết dự thiền trà. Bạn hãy tự nhiên, đừng gò bó, đừng cố gắng, đừng chờ đợi, đừng đối phó. Càng tự nhiên bao nhiêu bạn càng có nhiều tịnh lạc bấy nhiều. Bây giờ bạn cứ thong thả thưởng thức chén trà nóng và chiếc bánh con của bạn”


Trong dịp này, Thượng tọa Thích Nhật Từ- Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam TPHCM, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN TP.HCM. cũng đã chia sẻ về “Ứng dụng thiền trà trong đời sống”.


Và sau cùng là Trà nô đã dâng trà đến chư Tôn đức Tăng Ni trong Thiền thất để- kính mời chư Tôn đức và quý quan khách dùng trà. Với tất cả tâm thức tất cả nâng chén trà lên và thầm đọc bài kệ uống trà:

Chén trà trong hai tay
Chánh niệm nâng tròn đầy
Thân và tâm an trú
Bây giờ và ở đây.”


Quí Nguyễn
PV- PGĐS tại TPHCM

Bài viết liên quan

Phản hồi