Biến Stress thành sức mạnh
Có 2 vấn đề tâm lý khiến một người bình thường khó chịu nhất: một là cô đơn, hai là stress. Nhưng không phải lúc nào stress cũng xấu, đôi khi stress và cô đơn chính là động lực để chúng ta thay đổi cuộc đời mình. Biến stress thành sức mạnh không phải là lý thuyết, nó là con đường để chúng ta tự thoát ra.
Tác động khủng khiếp của stress
Stress là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi chúng ta đang đứng trước các yếu tố đe dọa đến tinh thần và cơ thể. Các tác động của stress chủ yếu là lên hệ thần kinh nhưng lại biểu hiện rõ rệt trên toàn bộ cơ thể.
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị stress
Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bạn đang bị stress. Các bạn có thể nhận diện stress thông qua biểu hiện về cảm xúc, hành vi, thể chất và tinh thần.
Thường xuyên căng thẳng, lo lắng. Dễ có các cảm xúc mạnh như tức giận, sợ hãi. Những cảm xúc như thất vọng, khó chịu cũng thường xuyên xuất hiện. Hay luôn ở trong trạng thái nóng nảy, thiếu kiên nhẫn…. Tất cả đều là biểu hiện của stress trên mặt cảm xúc. Biểu hiện của người này sẽ khác với người kia. Có người sẽ có tất cả các dấu hiệu trên, cũng có người chỉ có vài hoặc một dấu hiệu.
Về hành vi người bị stress thường có biểu hiện quá khích hoặc tự bế. Thường xuyên sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, café để tự xoa dịu mình. Dễ hốt hoảng, bồn chồn hay la lối, khóc lóc. Khó kiểm soát hành vi, thích đập phá đồ đạc.
Về mặt thể chất người bị stress sẽ cảm thấy suy yếu và mệt mỏi. Những cơn buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, khó thở. Những cơn đau rút cơ, co bóp tim, tức ngực. Hoặc chứng rụng tóc kéo dài đều là biểu hiện của stress.
Người bị stress thường bị giảm sút trí nhớ, dễ mất tập trung, lơ ngơ, mất khả năng hài hước và ít thấy vui vẻ.
Stress gây những tác hại nào cho cơ thể?
Với tất cả những biểu hiện trên chúng ta dễ thấy stress có tác động cực xấu đối với cơ thể.
Chứng căng thẳng – stress có thể gây rối loạn các chuyển hóa cơ thể gây nên những căn bệnh nặng. Chúng cũng tác động gây nên các bệnh lý tâm thần khó cải thiện.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng stress gây teo não và suy giảm trí nhớ. Nó cũng tạo thành bệnh tim mạch và bệnh dạ dày mạn tính.
Stress làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 17 lần so với người bình thường. Nó khiến hệ thần kinh căng thẳng và dễ đẩy người bệnh vào trạng thái nguy hiểm. Từ stress có thể gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm, hưng cảm và nhiều bệnh lý thần kinh khác.
Stress cũng có lợi – chuyện cười hay thực tế?
Những tác động của stress đối với cơ thể khiến chúng ta nhận thức rõ đây là vấn đề nguy hiểm. Nhưng nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng: stress có lợi cho con người. Điều này nghe thật buồn cười, nhưng chúng ta có thể cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.
Chúng ta cần làm rõ rằng stress xuất hiện ở tất cả mọi người. Ai cũng có khả năng bị stress, nếu không muốn nói tất cả mọi người đều sẽ bị stress. Cuộc sống luôn có những áp lực và căng thẳng trong từng thời điểm nhất định. Stress với mức độ vừa phải được xem là đòn bẩy để mỗi người phát triển mạnh mẽ hơn.
Lợi ích của Stress đối với cơ thể ở góc độ sinh lý
Về mặt sinh lý, cơ thể của chúng ta được tạo ra với đầy đủ bộ phận. Nhưng đầy đủ không đi cùng nghĩa với hoàn thiện. Cơ thể chúng ta cần nhận được các áp lực nhất định để hoàn thiện trong suốt thời gian trưởng thành và sống. Stress tác động lên cơ thể và kích thích cơ thể để chúng ta hoàn thiện.
Các kích thích cụ thể bao gồm kích thích lên hệ thần kinh giao cảm, kích thích hệ hormone và hệ miễn dịch. Stress đẩy cơ thể vào trạng thái “sẵn sàng chiến đấu”. Nếu để ý bạn sẽ thấy cơ thể mình linh mẫn hơn sau khi bị căng thẳng hoặc áp lực. Mắt sáng hơn, tai thính hơn, tư duy rõ ràng hơn.
Lợi ích của Stress đối với cơ thể ở góc độ tâm lý
Về mặt tâm lý, stress tác động tích cực đến hầu hết mọi người. Ở mức độ vừa phải, stress sẽ kéo giãn sức chịu đựng của chúng ta từng chút một. Nếu xem tâm lý là một mẩu cao su, thì mỗi lần stress là mỗi lần kéo giãn và tăng sức đàn hồi cho mẩu cao su ấy.
Đối diện với những áp lực và căng thẳng. Tâm lý chúng ta có xu hướng điều tiết để đương đầu. Khó khăn sẽ thúc đẩy chúng ta tiến bộ.
Biến Stress thành sức mạnh
Không có ai thích thú với những áp lực. Nhưng cuộc sống luôn luôn thay đổi. Để mạnh mẽ hơn chúng ta cần có những áp lực tác động lên mình. Con người chỉ đạt được độ cao mới khi phải vượt qua những khó khăn. Nếu liên tục làm những công việc dễ hơn khả năng của mình chúng ta dễ bị ù lì và chậm chạp.
Có rất nhiều cách để vượt qua stress. Giữ vững tinh thần lạc quan và tích cực. Tập lập kế hoạch và đặt mục tiêu hợp lý. Luôn luôn chăm sóc bản thân cả về sinh lý và tâm lý. Rèn luyện thể thao, cân bằng ăn uống, tạo niềm vui cho chính mình.
Hãy xem stress như một ngọn núi nhỏ, là đòn bẩy để chúng ta đẩy mình tới vị trí cao hơn. Chỉ cần bạn luôn giữ tinh thần tích cực, stress chính là đòn bẩy, là sức mạnh để bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày.
Với những cơn stress kéo dài hoặc những khó khăn lớn. Hãy học cách đập nhỏ khó khăn, nhỏ đến mức mình có thể vượt qua. Thay vì đặt những mục tiêu quá cao, hãy chia nhỏ mục tiêu để mình có thể vượt qua được.
Stress là một phần của cuộc sống. Và nó không đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ. Lợi dụng stress, biến stress thành sức mạnh để cuộc sống của bạn trở nên hài hòa và tốt đẹp.
Phản hồi