Tu giữa đời thường…như thế nào!

Đa phần mọi người đều mong muốn có thể thực hiện trọn vẹn trách nhiệm đối với gia đình xã hội trước khi bắt đầu hành trình tu học vì chúng ta luôn nhầm tưởng rằng “đạo” là một con đường tách biệt với đời.

Hoa sen chỉ có thể tươi tốt khi ở trong bùn đen, cũng như thế nơi nuôi dưỡng thiện tâm tốt nhất chỉ có thể là giữa cuộc đời khắc nghiệt này!

Cổ nhân có câu: “Thứ nhất tu chợ, thứ hai tu nhà, thứ ba tu chùa”. Vậy nên, chân chính tu hành không chỉ ở nơi núi cao rừng sâu, cũng không nhất thiết phải ở đền chùa hay thoát ly xã hội, mà là ngay giữa hiện thực cuộc sống vẫn không ngừng tôi luyện tâm can.

Môi trường, hoàn cảnh xã hội phức tạp cũng chính là nơi tu tâm tốt nhất đặc định cho con người! Vì chỉ có trong thế sự rối ren, con người mới có thể đối mặt với cám dỗ của vật chất, danh vọng, từ đó thời thời khắc khắc xem xét tự ngã, loại bỏ kiêu mạn, tham cầu của bản thân, để đạt được một tâm hồn thanh tĩnh!

Kinh Phật vốn là những lời dẫn đường của Bậc Giác Ngộ và những lời dạy này chỉ thật sự có giá trị khi con người biết áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày. Chúng ta tụng Kinh niệm Phật không phải để thể hiện bản thân, không phải để hết khổ, mà là để tìm cho mình một hướng đi đúng đắn.

'Đại đạo” vốn vô cùng giản dị, chỉ cần con người thật sự chuyên tâm trải nghiệm những công việc hàng ngày với một tâm thái bình thản, thấy rõ bản thân trong mỗi hoàn cảnh thì chính là đang biết nương theo đạo mà hành.
“Đại đạo” vốn vô cùng giản dị, chỉ cần con người thật sự chuyên tâm trải nghiệm những công việc hàng ngày với một tâm thái bình thản, thấy rõ bản thân trong mỗi hoàn cảnh thì chính là đang biết nương theo đạo mà hành.

Trong hành trình tu học, có lẽ việc khó nhất là làm thế nào để giữ cân bằng, để bản thân dù hoà nhập vào dòng đời nhưng vẫn không rời xa đạo. Cuộc sống thường nhật cùng những xáo trộn xung quanh các mối quan hệ luôn khiến con người dễ dàng bị cuốn trôi và dính mắc vào cảm xúc.

Đa phần mọi người đều mong muốn có thể thực hiện trọn vẹn trách nhiệm đối với gia đình xã hội trước khi bắt đầu hành trình tu học vì chúng ta luôn nhầm tưởng rằng “đạo” là một con đường tách biệt với đời.

Nhưng “đại đạo” vốn vô cùng giản dị, chỉ cần con người thật sự chuyên tâm trải nghiệm những công việc hàng ngày với một tâm thái bình thản, thấy rõ bản thân trong mỗi hoàn cảnh thì chính là đang biết nương theo đạo mà hành. Khi làm việc thì tập trung làm việc, khi ăn uống thì tập trung thưởng thức, khi nghỉ ngơi thì thật sự thảnh thơi.

Một khi chúng ta tập trung chuyên chú thực hiện tốt những vai trò bản thân đang đảm nhiệm, không nghĩ ngợi lăng xăng, tránh để vọng niệm xen vào khiến thời gian trôi qua một cách vô nghĩa, thì bất cứ ai cũng sẽ chiêm nghiệm được đạo lý thật sự của cảnh giới “thiền” trong mọi hoàn cảnh.

Vốn dĩ, quá trình tu tập hay hành thiền không nhằm mục đích giúp con người đạt đến bất kỳ trạng thái huyền diệu nào. Trên thực tế, ý nghĩa đích thực của mọi phương thức tu tập đều hướng con người quay trở về thực tại, sẵn sàng đối diện, không trốn tránh nghịch cảnh và sống trọn vẹn trong từng phút giây.

Vậy nên, hãy biến cuộc sống đời thường trở thành bối cảnh tu tập, xem gia đình của mình là một đạo tràng nhỏ và trải nghiệm hành trình tu học ngay chính trong những công việc thường ngày, đó cũng chính là cách chúng ta giữ cân bằng giữa đạo và đời.

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bài viết liên quan

Phản hồi