Làm sao an bài cuộc sống?

Chúng ta thường nghe nói: “Tôi bận quá! Bận rộn không thể dứt ra được”. Việc này chưa xong, việc khác lại đến!”. Không luận chúng ta bận rộn công việc ra sao, điều quan trọng là đừng vì bận rộn mà quên đi sự tồn tại của chính mình.

Có người nói bận rộn là vận may, sinh kế có bận rộn thì đời sống mới sung túc hơn. Nhưng nên nhớ sự bận rộn của chúng ta phải có ý nghĩa thì mới tốt, có nhiều người chỉ bận rộn vì chính mình, không biết quan tâm đến người khác; có nhiều người lại quá bận rộn vì người khác, nhưng lại quên đi chăm lo cho mình, chúng ta không nên cực đoan thái quá.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tôi chủ trương trong đời sống nhất định phải bận rộn, chúng ta phân chia: Một phần thời gian cho đời sống bận rộn, một phần thời gian cho tinh thần bận rộn; một phần bận rộn vì chính mình, một phần bận rộn vì người khác; thậm chí không chỉ bận rộn vì hiện tại, cũng là bận rộn vì tương lai. Có thể nói, chúng ta cần phát huy tinh lực, không nên nghiêng về vật chất, cũng không thể nghiên hẳn về tinh thần, nếu có thể tinh thần và vật chất cân bằng nhau, thì sự bận rộn càng có ý nghĩa.

Ví dụ như: Chúng ta tuổi tác càng ngày càng lớn, đi bộ không nổi, tay không đủ mạnh để cầm bút viết văn, lại không có người ưa thích gần gũi chúng ta. Như thế làm sao an vui bảo dưỡng được tuổi thọ? Tôi thường hay khích lệ mọi người, lúc còn xuân trẻ khỏe mạnh, cần nuôi dưỡng thói quen đọc sách, đến lúc tuổi già, thì nương vào sách vở làm bầu bạn với chính mình. Bây giờ tôi sẽ dành cho quý vị một cách thức khác, đó chính là “Người nhàn rỗi nhưng tâm lại bận rộn”. Trong quá khứ các vị luôn bận rộn, vì công việc mà phải toan tính, tâm trí lại để nguội lạnh. Giờ đây đã rảnh rỗi rồi, thì phải khiến cho tâm hoạt động mạnh mẽ lên, có thể là quý vị nên tọa thiền. Thi nhân Bạch Cư Dị thời Đường đã viết:

Năm tôi tuổi gần bảy mươi,

Không màng việc chỉ ngâm nga;

Xem kinh e thêm nhọc mắt,

Làm phước sợ ngại vất vả;

Lấy gì để an mắt tâm,

Chỉ cần tinh tấn ngồi thiền;

Sớm cũng ngồi thiền,

Tối cũng ngồi thiền;

Dù rằng bận như con thoi,

Không bỏ thời khóa ngồi thiền.

Có thể thấy ông Bạch Cư Dị đối với việc công phu tu tập ngồi thiền, quả thật là có sở đắc. Những cảnh giới mà ông đạt được, người trong thiên hạ không thể cùng với ông cảm thông, chỉ cần ông khép mắt lại, tĩnh tọa yên lặng, thì chư Phật và Bồ-tát hiển hiện trong tâm ông, thế là ông đâu còn nỗi ưu lo sự thiếu thốn về tinh thần như bao người thế tục.

Các vị chớ có hiểu lầm, cho rằng đến lúc già mới đem tinh thần phó thác vào việc tọa thiền, hoặc đến lúc sắp chết mới niệm Phật.

Thật ra đức Phật là biểu trưng cho vô lượng ánh sáng và vô lượng tuổi thọ. Nếu chúng ta có thể dùng tâm chân thật nhất để công phu tu tập thiền định, hoặc dùng tâm thành kính nhất để thể hội lòng từ bi của đức Phật, thì các vị nhận ra ngay bản lai diện mục của chính mình, đích thực là chỗ nương tựa tinh thần đáng tin cậy nhất.

Hoà thượng Tinh Vân

Bài viết liên quan

Phản hồi