TP.HCM: Trường Cao Trung cấp Giảng Sư tổ chức Thi Diễn Giảng Tốt Nghiệp khóa 10

PGĐS- Sáng ngày 20/12/2022, Trường Trung cấp giảng sư chùa Hòa Khánh (số 215 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, TP. HCM) đã tổ chức Thi Diễn Giảng Tốt nghiệp, cho chư Tăng Ni giảng sinh khóa X ( niên khóa 2019-2022 ) từ ngày 20-24/12/2022.

Đến dự và Giám khảo buổi thi tốt nghiệp có: Thượng tọa Thích Minh Nhẫn- Ủy viên Thư ký HĐTS TƯ GHPGVN; Phó Văn phòng 2 TƯ, Phó Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng Pháp TƯ, Phó Ban tổ chức 2 lớp Đào tạo Cao Trung cấp giảng sư; Thượng tọa Thích Phước Nghiêm- Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Ban Hoằng pháp TƯ, Phó Ban tổ chức 2 lớp đào tạo Cao Trung cấp giảng sư; Thượng tọa Thích Giác Trí- Ủy viên HĐTS, Phó Ban Hoằng pháp TƯ, Phó Ban Thường trực Ban tổ chức đào tạo Cao Trung cấp giảng sư;Thượng tọa Thích Thiện Thật- Ủy viên HĐTS, kiêm Chánh Văn phòng Ban Hoằng pháp TƯ, Trưởng ban điều hành 2 lớp đào tạo Cao Trung cấp giảng sư; Thượng tọa Thích Trung San-  Ủy viên HĐTS, Giáo thọ sư 2 lớp đào tạo Cao Trung cấp giảng sư ; Đại đức Thích Quảng Tiến- Ủy viên HĐTS, kiêm Chánh Văn phòng 2 lớp đào tạo Cao Trung cấp giảng sư là người điều phối chương trình; cùng chư Tôn đức trong Ban điều hành, Ban thư ký, Giảng sư và Giáo thọ sư đồng tham dự.

Thượng tọa Thích Minh Nhẫn- phát biểu khai mạc tại buổi Thi tốt Nghiệp khóa 10 Diễn giảng Giảng sư tại chùa Hòa Khánh.

Phật giáo là một trong 6 Tôn giáo lớn ở Việt Nam với số lượng tín đồ cao thứ hai cả nước. Bên cạnh đó, Phật giáo còn có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, không chỉ đối với các Tăng Ni, Phật tử mà còn đối với nhân dân Việt Nam, mang lại sức mạnh tinh thần cho khối đại đoàn kết dân tộc. Trước thực tế này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã và đang quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp Giáo dục và Đức Pháp Chủ Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh trong các buổi hội thảo và tại Đại Hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc Ngài đã nói đến hai mối nguy cho giáo hội trong đó Giáo dục Phật giáo là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay.

Đức Pháp chủ Thích Trí Quảng cho biết đức Pháp chủ đệ nhất tha thiết đào tạo tăng tài. “Cái nhìn của ngài vô cùng sáng suốt quan trọng mà cũng phù hợp với lời dạy của tổ Khánh Hòa là người đầu tiên mở ra con đường chấn hưng Phật giáo nước ta. Có chùa mà không có tăng coi như không có. Có tăng mà tăng thất học lại càng nguy hiểm hơn nữa. Vì vậy mà ngài coi trọng giáo dục phật giáo để mở mang trí tuệ cho tăng già. Do đó mà ngài được Thủ tướng Phạm Văn Đồng cảm thông, cho phép mở trường đào tạo chư tăng. Từ đó đến nay hàng hàng lớp lớp tăng sĩ có học vị cử nhân đến tiến sĩ đến hàng vạn hàng ngàn người. Đó là ơn đức lớn nhất mà đức Đệ nhất Pháp chủ đề xướng”, đức Pháp chủ mới nói.

Hệ thống giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện đã được xây dựng, kiện toàn theo hướng chính quy, đầy đủ, khoa học, với 4 Học viện Phật giáo, 35 trường Trung cấp Phật học và hàng trăm lớp sơ cấp Phật học. Trong hệ thống giáo dục và đào tạo đó, hệ trung cấp Phật học là bậc đào tạo trung gian, có vai trò quan trọng và nền tảng, vừa là sự kế tiếp, nâng cao so với hệ sơ cấp, nhưng đồng thời cũng là sự chuẩn bị hành trang và những tri thức căn bản nhất có tính nền tảng cho các hệ đào tạo tiếp theo ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học Phật học . Trường Trung cấp Phật học các tỉnh trực thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam , có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ tăng ni sinh cung cấp nguồn nhân lực cho các ban trị sự, các ban đại diện Phật giáo cấp huyện, thị xã và thành phố, các nhà chùa trên địa bàn các tỉnh trong cả nước.

Trong đó phải kể đến Trường Cao Trung Giảng sư – chùa Hòa Khánh (số 215 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, TP. HCM) theo Hòa thượng Thích Tấn Đạt cho biết – Trong suốt quá trình đào tạo và học tập giảng sư, chư Tăng Ni sinh được các giảng sư, các giáo thọ sư trong Ban Hoằng pháp TƯ, Ban Hoằng pháp TPHCM giảng dạy không chỉ chuyên sâu về phần lý thuyết mà còn được trải nghiệm kỹ phần thực hành huấn luyện các kỹ năng mềm khi làm giảng sư thuyết pháp trên pháp tòa với nhiều chủ đề. Trong đó, có những chủ đề được Tăng Ni giảng sinh thực hành nhiều lần nhằm củng cố và nắm vững kiến thức trong khóa học. Từ đó, giúp cho công tác Hoằng pháp độ sanh của chư Tôn đức giảng sư đạt được nhiều thắng duyên.

Quí Nguyễn

PV-PGĐS tại TPHCM

Bài viết liên quan

Phản hồi