TP. HCM: Chùa Hòa Khánh trang nghiêm tổ chức Đại lễ Vu lan – Báo hiếu

PGĐS – Sáng ngày 22/8/2023, chùa Hòa Khánh (phường 11, quận Bình Thạnh, TP. HCM) đã trang nghiêm diễn ra lễ Vu lan – Báo hiếu, Phật lịch 2567.

Quang lâm chứng minh có  Hòa thượng Thích Như Niệm – Phó Thư ký HĐCM; Hòa thượng Thích Thanh Hùng, Hòa thượng Thích Huệ Minh – đồng Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Hòa thượng Thích Tấn Đạt – Ủy viên HĐCM GHPGVN, viện chủ chùa Hòa Khánh.

Hòa thượng Thích Thiện Pháp – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN; Thượng tọa Thích Phước Nguyên – Phó Tổng Thư ký, Chánh văn Phòng II TƯ GHPGVN; Thượng tọa Thích Phước Nghiêm – Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương.

Hòa thượng Thích Thiện Đức, Phó ban kiêm Trưởng ban Kiểm soát GHPGVN TP.HCM; Hòa thượng Thích Nhật Hỷ, Phó ban kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP. HCM; Hòa thượng Thích Thông Nhuận, Hòa thượng Thích Minh Lộc – đồng cố vấn Ban Trị sự Phật giáo quận Bình Thạnh; Thượng tọa Thích Tâm Chơn – Trưởng Ban Trị sự Phật giáo quận Bình Thạnh; Ni trưởng Thích nữ Từ Nhẫn – Trưởng Phân ban Ni giới TP.HCM; chư Tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các quận, huyện và trụ trì các tự viện trong, ngoài thành phố; đại diện chính quyền địa phương cùng các Phật tử đồng tham dự.

Tại buổi lễ, sau phần trì tụng kinh Vu lan – Báo hiếu, cúng ngọ và siêu tiến chư vị hương linh quá vãng, đại diện chư Tăng chùa Hòa Khánh đã tác bạch cung thỉnh chư tôn giáo phẩm quang lâm linh đường để thắp hương tưởng niệm chư vị hương linh quá cố tại bổn tự; đồng thời cầu nguyện chư vị hương linh tử vong vì dịch bệnh Covid-19 siêu sanh Tịnh độ.

Sau đó, Thượng tọa Thích Quảng Pháp – trụ trì chùa Hòa Khánh đã dâng lời tác bạch cúng dường và khánh tuế chư Tôn đức Tăng Ni nhân mùa Vu lan – Báo hiếu.

Ban lời đạo từ, Hòa thượng Thích Như Niệm đã nhắc lại tứ trọng ân mà người con Phật cần phải ghi nhớ. Bên cạnh đó, Hòa thượng cũng nhắn nhủ đến các Phật tử cần phải nêu cao giá trị sống xanh, sạch, đẹp từ thể chất đến tinh thần để cúng dường chư Phật, hồi hướng đến ông bà cha mẹ hiện tiền được mạnh khỏe, an vui và những người đã quá vãng được sanh về cõi an lành.

Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát nước thì uống. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ “phải” đây không phải là luân lý, là bổn phận. “Phải” đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên đi tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. Con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ, là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa, thầy giáo hỏi rằng: “Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?” Tôi trả lời: “Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi.” Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải “làm thế nào” gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi làm thế nào nữa!

Xin trân trọng giới thiệu một vài hình ảnh ghi nhận được:

Tin/ảnh: Quí Nguyễn

Bài viết liên quan

Phản hồi