Tính nhân quả của thiện nghiệp và ác nghiệp

Chúng ta phải quyết tâm tạo thói quen làm thiện nghiệp trở thành thuần thục, tự nhiên; chuyển hóa ác nghiệp trong quá khứ và kiến tạo huân tu thiện nghiệp ngay bây giờ.

Khi đã hiểu rõ giáo lý nhân quả nghiệp báo và lợi ích thiết thực của nó, chúng ta phải thực hành ngay bằng cách nỗ lực, bồi đắp trau dồi thiện pháp đã phát sanh và cố gắng khơi dậy những thiện pháp chưa phát sinh. Điều quan trọng là phải biết vận dụng tối đa thiện tâm của mình trong mọi hành động, nếu ta biết xoay hướng thiện tâm của mình đúng mức thì dù việc làm có vẻ bình thường kết quả vẫn to lớn. Trái lại dù việc làm to lớn nhưng với tâm niệm vụ lợi, ngã chấp, vị kỷ phát xuất từ tham, sân, si thì kết quả chẳng ích lợi gì cho mình và tha nhân.

Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật đưa ví dụ: “Có người bỏ một nắm muối vào trong một chén nước nhỏ, nước trong chén ấy trở thành mặn và không uống được. Nhưng ví như có người bỏ một nắm muối vào sông Hằng, sông Hằng ấy không vì nắm muối này trở thành mặn và không uống được”10. Ngài đã khéo dùng hình ảnh ẩn dụ hạt muối để so sánh: một nắm muối nhỏ bỏ vào chén nước nhỏ sẽ làm nước trong chén hóa mặn không uống được, nhưng cũng một nắm muối ấy, nếu bỏ vào sông Hằng thì nước sông Hằng vẫn không mặn và có thể uống được.

Chúng ta phải quyết tâm tạo thói quen làm thiện nghiệp trở thành thuần thục, tự nhiên; chuyển hóa ác nghiệp trong quá khứ và kiến tạo huân tu thiện nghiệp ngay bây giờ.

Chúng ta phải quyết tâm tạo thói quen làm thiện nghiệp trở thành thuần thục, tự nhiên; chuyển hóa ác nghiệp trong quá khứ và kiến tạo huân tu thiện nghiệp ngay bây giờ.

Với người có tâm địa hẹp hòi như chén nước nhỏ, không tu tập tâm, giới, đức, một nghiệp ác nhỏ cũng đủ làm người đó khổ sở đến mức không chịu được.

Nhưng với một người có tu tập tâm, giới, đức, tâm địa rộng lớn như sông Hằng, một nghiệp nhân ác nhỏ sẽ ảnh hưởng không lớn, bởi nó không đủ sức chi phối thiện tâm và lệch lạc trong cái thấy biết về nhân quả nghiệp báo. Vì vậy, họ sẵn sàng đón nhận tất cả những gì xảy ra với tâm bình thản, tự tại. Có thể nói, kinh Hạt Muối cung cấp cho chúng ta bí quyết hạn chế, triệt tiêu nghiệp ác quá khứ và hoàn thiện ba nghiệp thân, khẩu, ý. Đây gọi là tự lợi hay còn gọi là hoàn thiện tự thân. Nên chúng ta không ngại phát huy đưa tinh thần tự lợi hòa nhập vào cộng đồng để người người thấm nhuần, nơi nơi lợi lạc, hay còn gọi là tinh thần lợi tha thiết thực.

Nhưng muốn được vậy, chúng ta phải huân tập thói quen thiện nghiệp cho thuần thục, trở thành phản xạ tự nhiên, hễ nói là nói lời thiện, làm thì làm việc thiện, nghĩ thì nghĩ điều thiện.

Ví như người ăn chay, ban đầu ăn hai ngày/tháng mà phải có sự nỗ lực của ý chí để chống lại cám dỗ của thức ăn mặn, nhưng sau quen dần cho đến giai đoạn trường trai thì họ rất hài lòng thành quả của mình. Nhưng với người xuất gia, việc ăn chay chẳng cần cố gắng và chẳng ai tự hào về việc ăn chay trường của mình, vì nó đã trở thành thuần thục tự nhiên. Thế nên, chúng ta phải quyết tâm tạo thói quen làm thiện nghiệp trở thành thuần thục, tự nhiên; chuyển hóa ác nghiệp trong quá khứ và kiến tạo huân tu thiện nghiệp ngay bây giờ.

Bài viết liên quan

Phản hồi