Quảng Nam: Ghi nhận tại Hội thảo Sự hình thành và phát triển Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh

PGĐS- Trong hai ngày 03-04 /3/2023, tại tổ đình Chúc Thánh, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam, sau phiên khai mạc Hội thảo khoa học về sự hình thành và phát triển Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, lần lượt các chuyên đề được diễn ra: Danh thắng và kiến trúc; Nhân vật và lịch sử Văn chương và tư tưởng.

Ngày 3/3/2023 đã diễn ra buổi thảo luận chuyên đề đầu tiên của hội thảo: “Danh thắng và kiến trúc” của Thiền phái Chúc Thánh.


 

 

Các đại biểu được nghe các bài tham luận của chư Tôn đức và các học giả, nhà khoa học: Sự phát triển của dòng thiền Chúc Thánh ở Sài Gòn Gia Định và Tổ đình Giác Nguyên (TS.Nguyễn Cẩn và Phạm Văn Nga, Thành viên Trung tâm NCPG Việt Nam thuộc Viện NCPH Việt Nam; Hòa thượng Thích An Chánh và ngôi chùa Bác Ái – Gia Lai  (ĐĐ.TS.Thích Đồng Tri); Chùa Ni Quang, dấu ấn tiêu biểu Ni giới trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh nơi miền đất võ (NNC Nguyễn Huệ – Đào Nguyên, Thành viên Viện NCPH Việt Nam); Tổ đình Chúc Thánh và giá trị tư liệu khảo cổ cần được bảo tồn phát huy (TS.Võ Thị Ánh Tuyết, Khoa lịch sử trường đại học KHXH&NV TP.HCM); Chùa Phước Huệ ở Vỹ Dạ Huế với thiền sư Chơn Tâm Đạo Tánh Pháp Thân (ĐĐ.Thích Pháp Hạnh, Phó Thư ký Trung tâm Văn hóa Liễu Quán – Huế).

Phiên buổi chiều cùng ngày, chuyên đề 2 “Nhân vật lịch sử” với nhiều tham luận được trình bày tại hội thảo như: Quá trình hình thành và phát triển thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Bình Dương (ĐĐ.ThS.Thích Tâm Thông, NCS Học viện PGVN tại TP.HCM); Hòa thượng Bích Liên, danh Tăng Thiền phái Chúc Thánh (ĐĐ.ThS.Thích Hữu Nhựt, Học viện PGVN tại TP.HCM); Hòa thượng Thị An – Hành Trụ, bậc danh tăng tổ đình Đông Hưng của dòng kệ Chúc Thánh của HT.TS.Thích Thông Trí do NNC.Trần Đình Sơn, phó Giám đốc Trung tâm NCPH VN trình bày); Những Thư tịch Hán Nôm liên quan đến Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (ĐĐ.Thích Như Tịnh, Phó Thư ký Ban Điều hành Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh Việt Nam); Hòa thượng Chơn Phát và Phật học Viện Phật giáo Quảng Nam (NNC Như Thích – Phạm Văn Sáu, Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam); Hòa thượng Khánh Anh, bậc cao Tăng làm rạng danh Thiền phái Chúc Thánh (ĐĐ.NCS.Thích Thiện Tài, Thành viên Trung tâm NCPGVN thuộc Viện NCPH Việt Nam); Dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh ở Hải Phòng (NNC Nguyễn Đại Đồng, PGĐ Trung tâm NCPGVN, thuộc Viện NCPHVN); Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Đàng Trong thế kỷ 17 – 18 (PGS.TS.Trần Thuận, Khoa lịch sử, Đại học KHXH&NV TP.HCM)…

 

Buổi tối cùng ngày, đã công chiếu phim tài liệu: Tổ Đức Lưu Phương – Lịch sử hình thành Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh.

Sáng ngày 4/3/2023, tiếp tục diễn ra phiên thảo luận chuyên đề thứ ba “Văn chương và tư tưởng” với các tham luận: Tiếp cập 5 bài thơ của Hòa thượng Thích Quảng Đức dưới ánh sáng Phật giáo Lâm Tế Chúc Thánh (TS.Nguyễn Thành Trung, Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm TP.HCM); Sáng tác của Thiền sư Toàn Nhật Quang dưới góc nhìn văn hóa vùng từ thể loại đến hình tượng (ĐĐ.TS.Thích Chấn Đạo, Phòng Sau Đại học HVPGVN tại Huế); Bàn về tư tưởng và pháp tu của Thiền phái Chúc Thánh của TT.TS.Thích Hạnh Tuệ, PGĐ Trung tâm Văn học VN, thuộc Viện NCPH VN (ĐĐ.TS.Thích Vân Chánh trình bày); Ảnh hưởng Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đến với đời sống văn hóa dân gian ở Hội An (ThS.Nguyễn Chí Trung, Nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa tại TP.Hội An, Quảng Nam); Đôi điều cảm nhận và trăn trở về một dòng Thiền (HT.Thích Đồng Mẫn, Phó ban Điều hành Thiền phái Chúc Thánh Việt Nam, Trụ trì Tổ đình Chúc Thánh, Hội An); Di sản mộc bản Phật giáo Quảng Nam: Giá trị, định hướng bảo tồn và phát triển (NCS.Lê Thọ Quốc, Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia VN tại Huế)…

Tại các phiên thảo luận, các diễn giả cũng như chủ tọa đoàn đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản biện từ phía đại biểu tham dự, qua đó, tạo điều kiện làm sáng rõ các tham luận nghiên cứu, góp phần đem đến không khí trao đổi tri thức sôi nổi các vấn đề đóng góp của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh cho dân tộc trên các phương diện, hành trạng và những đóng góp của chư vị Tổ sư, các vị danh Tăng, danh Ni tiêu biểu của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh trên các lĩnh vực như biên soạn kinh sách Phật giáo, văn học Phật giáo, các Di sản Mộc bản Hán Nôm, nhìn nhận hiện trạng của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh hiện nay, những khó khăn, tồn tại của hệ phái, những đề xuất kiến nghị để Thiền phái có những bước phát triển trong thời gian tới.

 

                

 

     

       

Theo Nhóm PV PSO – QCB

Bài viết liên quan

Phản hồi