Khảo sát kiến trúc Phật giáo ở miền quê hoa phượng đỏ

PGĐS – Ngày 20.12.2022 (27.11 năm Nhâm Dần), Ngày thứ 4 Đoàn công tác khảo sát kiến trúc Phật giáo tiếp tục hành trình tại các chùa ở Hải Phòng. Hoà thượng (HT) Thích Quảng Tùng – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Từ thiện xã hội, Trưởng Ban TS PG Tp Hải Phòng cùng Chư Tôn đức Tăng ni đã tiếp đoàn.

Chùa Nam Hải

Trụ sở Thành hội PG mới được hoàn thiện xây dựng dịp tháng 9 vừa rồi, nằm trong khuôn viên chùa Nam Hải (phường An Biên, Quận Lê Chân). Chùa Nam Hải gắn liền. với cuộc đời của HT Thích Trí Hải – vị Danh tăng Thiền môn được người dân Hải Phòng kính quý, tôn thờ. Trong nội đô thành phố có một tên đường mang tên nhà sư là sự tri ân của người dân nhiều nơi và Hải Phòng tôn kính đạo Phật, tôn kính Thầy Trí Hải – người suốt đời vì đạo pháp, vì dân tộc.

Ở Hải Phòng – vùng đất do nữ tướng Lê Chân cùng tướng lĩnh lấn đất mở cõi thuở xa xưa – có rất nhiều ngôi cổ tự, nhiều chùa làng gắn với tập tục lúa nước, chợ quê dân dã.

Chùa Hàng (có tên Phúc Lâm tự)

Chùa Dư Hàng

thuộc đất Dư Hàng Kênh (huyện An Dương), nay là phường Hồ Nam, quận Lê Chân, Tp Hải Phòng cũng trong truyền thống đó. Chùa Dư Hàng khởi xây dựng thời Lê Sơ – Đại Cồ Việt (khoảng năm 980 -năm 1009). Năm 1672, thời hậu Lê, Vua Lê Gia Tông, có đại thần Nguyễn Đình Sách (Chân Huyền) góp công mở rộng chùa. Thời vua Thành Thái, Sư Thông Hạnh đã trùng tu chùa, dựng lầu chuông. Chùa Dư Hàng là chốn tổ của một sơn môn riêng trong thiền phái Lâm Tế, ngày càng khang trang, là danh lam cổ tự bậc nhất của Hải Phòng, được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia (LSVH QG) năm 1986.

Chùa – tháp Tường Long

Chùa nằm trên đỉnh núi Tháp (Mẫu Sơn) ở phường Ngọc Xuyên (Đồ Sơn) được xếp vào hàng đại danh lam cùng các chùa Long Đọi (Duy Tiên, Hà Nạm, chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Chương Sơn (Ý Yên, Nam Định) thuộc triều Lý. Hơn 1000 năm trôi qua, do khí hậu, thiên nhiên khắc nghiệt, gió biển mặn mòi bị hư hại nặng, tháp Tường Long thành phế tích 2 lần. Với mong muốn khôi phục lại tháp Tường Long, HT Thích Quảng Tùng đã vận động tăng ni, phật tử góp công của phỏng dựng tháp Tường Long và chùa Tháp trên đỉnh núi Ngọc. Công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện, tháp Tường Long là niềm tự hào của người Hải Phòng.

Chùa Thiên Hương (chùa Mét)

Chùa Hang: tên chữ là Cốc tự

Tương truyền, đây là địa điểm đầu tiên tiếp nhận Phật giáo Tây Trúc vào Việt Nam. Chùa Hang có từ trước Công nguyên. Vào cuối đời Hùng Vương có nhà sư tên Bần (sư Phật Quang) người Thiên Trúc theo thuyền đi truyền đạo đã đến hang núi Vạn Tác tu hành. Có thuyết nói rằng Phật giáo VN được du nhập từ Ấn Độ có từ thời kỳ đó. Đệ tử đầu tiên là ngài Chử Đồng Tử.

Chùa Hang vốn là một hang núi, sát biển, cao khoảng 3,5 mét, rộng 7 mét, bậc thềm ngoài 23 m2, bậc thềm trong cao khoảng 0,5 mét lòng hình thang xuyên vào lòng núi, dài 25 mét, phía sâu lòng hang chỉ cao 1,2 mét, rộng 1,3 mét. Đã có những lúc chùa Hang thành phế tích. Mùa xuân năm 1990, các tín đồ phật tử chủ yếu ở Đồ Sơn đã góp công sức trùng tu, sửa chữa lại ngôi chùa có tuổi lâu năm nhất ở Việt Nam.

Chùa Long Hoa

do Vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128) đứng ra hưng công xây dựng trên núi An Lão. Thời Lý, đạo Phật là Quốc giáo, hệ thống chùa ở núi Voi và khu chùa tháp Tường Long ở Đồ Sơn trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn của nước Đại Việt thời độc lập tự chủ. chùa ở núi Voi, Thời Trần, chùa được trùng tu. Trải qua nhiều biến cố, chùa Long Hoa thành phế tích. Đến năm 2010, Thượng toạ Thích Thanh Giác, nay là HT Thích Thanh Giác – Phó TBTS, Trưởng Ban trùng tạo công trình này đảm nhận khởi công phục dựng Long Hoa tại khu di tích lịch sử danh thắng núi Voi (được xếp hạng Di tích cấp Quốc năm 1962). Đây là một vùng đắc địa để tu tập và phát triển đạo giáo. Công trình đang dần hoàn thiện, làm rạng rỡ một vùng non nước hữu tình.

An đại thời Nguyễn, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 6 (năm 1789), tên quả chuông là Quang Long tự chung. Thân chuông khắc bài minh ghi rõ tên tuổi người Trấn Dương và các vùng lân cận góp công của tu dựng chùa. Dù thời gian khắc nghiệt, ngôi chùa làng có phong cách độc đáo riêng vẫn tồn tại khá nguyên vẹn trong sự gìn giữ tín ngưỡng và tôn kính đạo Phật của người dân trong vùng. Cổng tam quan vào chùa mang nét đặc sắc riêng, mà nhiều ngôi cổ tự và chùa làng quê khác không có.

Hòa thượng Trưởng Ban VHTƯ GHPGVN Thích Thọ Lạc đề nghi đoàn công tác lưu ý kiến trúc tiêu biểu của chùa Quang Long, để có thể nghiên cứu kỹ hơn trong Đề án này.

“Đi một ngày đàng, học cả sàng khôn” – một ngày làm việc khá căng, di chuyển khá nhiều, nhưng sự học được điều hay, nghĩa cả cũng rất nhiều.

Tổ thông tin và truyền thông
Ban Văn hóa Trung Ương GHPGVN

Nguồn: vanhoaphatgiaovietnam.net

Bài viết liên quan

Phản hồi