Ban Văn hóa TƯ GHPGVN khảo sát kiến trúc Phật giáo chùa Quán Sứ – Trụ sở TƯ GHPGVN và chùa Trấn Quốc

Hôm nay, 24/12, đoàn Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN đã tới thăm, khảo sát và nghiên cứu những giá trị di sản kiến trúc Phật giáo chùa Quán Sứ – Trụ sở TƯ GHPGVN và chùa Trấn Quốc (TP.Hà Nội), hướng tới hội thảo khoa học “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – Thống nhất trong đa dạng”.

Đoàn khảo sát do HT. Thích Thọ Lạc – Uỷ viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hoá TƯ GHPGVN làm trưởng đoàn; tháp tùng còn có chư Tôn đức ban Văn hóa Trung ương, Ban Văn hóa các tỉnh thành, các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư.

 

 

 

 

Được biết, chuyến đi khảo sát lần này sẽ nghiên cứu, thu thập tư liệu hơn 50 ngôi chùa đặc trưng, truyền thống của Phật giáo Bắc tông, tại 10 tỉnh thành. Kết quả của chuyến đi sẽ góp phần tìm hiểu về thực trạng kiến trúc Phật giáo, di sản kiến trúc Phật giáo, các loại hình kiến trúc Phật giáo ở miền Bắc hiện nay (truyền thống, xây mới/sau trùng tu, tôn tạo). Đây cũng là cơ hội để lắng nghe ý kiến đóng góp của chư tôn đức các địa phương, chuyên gia về phương án dự kiến bảo tồn, quản lý, phát huy các giá trị đặc trưng truyền thống của kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

 

Đoàn công tác đã dành nhiều thời gian khảo sát, nghiên cứu tỷ mỷ những nét đặc sắc, độc đáo của kiến trúc Phật giáo được lưu giữ, thể hiện trên các công trình kiến trúc chùa Quán Sứ – Trụ sở TƯ GHPGVN. Đây chính là ngôi chùa cổ kính nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội, là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội. Chùa Quán Sứ được xây dựng ở thế kỉ thứ XV, đây là nơi thờ Phật và các vị quốc sư của nhà Lý. 

 

 

Toàn ngôi chùa với lối kiến trúc đặc biệt, độc đáo cùng với những pho tượng được chạm khắc tinh xảo. Ngôi chùa này đã từng được tu sửa theo thiết kế của 2 vị kiến trúc sư vô cùng nổi tiếng. Từ những câu đối hay tên của ngôi chùa cũng được viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ – Đây chính là nét độc đáo và đặc sắc riêng của ngôi chùa này. Từ ngoài cổng chùa đã toát lên nét cổ kính mang đậm phong cách của vùng đồng bằng trung du Bắc bộ với kiến trúc mái vòm lợp ngói vảy cá đỏ. Đi vào bên trong chùa, với khoảng sân nhỏ được lát gạch, toàn bộ các điện thờ đều được sơn màu vàng, các khung cửa được làm hoàn toàn bằng gỗ tạo nên nét cổ kính, thanh tịnh của ngôi chùchùa ất cả các pho tượng phật tại điện đều được bày trí vô cùng trang nghiêm, tất cả các pho tượng đều có kích thước lớn được thiếp vàng sáng tạo nên vẻ uy nghiêm.

Tại chùa Trấn Quốc, Đoàn đã khảo sát những giá trị di sản kiến trúc Phật giáo ngôi chùa lâu đời nhất tại thủ đô Hà Nội với lịch sử 1500 năm tuổi. Mặc dù trải qua hơn nghìn năm lịch sử cũng như là trùng tu song chùa Trấn Quốc vẫn còn giữ lại những đường nét kiến trúc cổ kính xưa. Trong chùa có cây Bồ Đề độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Cây Bồ Đề này được chiết từ cây Đại Bồ Đề Đạo Tràng tại Ấn Độ – nơi đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ. Điểm nhấn riêng của chùa Trấn Quốc là vườn mộ tháp cổ vô cùng độc đáo phía sau chùa với nhiều ngôi tháp cổ có từ thời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng thế kỉ 18. Nổi bật nhất là tòa tháp lục độ đài sen 11 tầng, cao 15m được xây dựng vào năm 1998. Mỗi tầng tháp đều có 6 ô cửa, trong mỗi ô đều đặt 1 tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Kiến trúc độc đáo của chùa Trấn Quốc là niềm tự hào của người dân thủ đô nói riêng và người Việt Nam nói chung.

 

Bài viết liên quan

Phản hồi