Tu khó hay dễ?

Thời Phật còn tại thế, các thiện nam, tín nữ phát tâm xuất gia thành Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni. Các vị ấy được đức Phật hoặc các vị Thánh đệ tử thế phát xuất gia, và tùy theo căn tánh mà cho mỗi vị một đề tài thiền quán riêng biệt, có thể không ai giống ai.

Y theo đề tài ấy mà các vị tu hành hướng tới Thánh trí, thấy được chân lý của vũ trụ, vạn hữu.

Ngày nay, đức Phật đã diệt độ, các vị Hiền Thánh Tăng thì thật khó tìm như đất trên đầu ngón tay so với đất trên quả địa cầu. Do đó, để tìm cho mình một đề tài thiền quán, mình phải nhờ vào kinh nghiệm từ các vị thiền sư hoặc các vị Thầy đi trước. Và không thể thiếu đó là sự nỗ lực trao dồi học pháp, bằng cách cố gắng tìm đọc ba tạng giáo điển để có thể củng cố kiến thức pháp học của mình, để có thể áp dụng tốt vào sự tu tập. Người không học giáo lý kỹ càng mà muốn dấn thân vào sự tu tập thì sẽ rất khó khăn, trừ khi Ba-la-mật của vị ấy thật sâu dày. Việc này cũng ví như người muốn chữa bệnh mà bỏ qua toa thuốc hay từ vị lương y tài giỏi.

Ngày nay, đức Phật đã diệt độ, các vị Hiền Thánh Tăng thì thật khó tìm như đất trên đầu ngón tay so với đất trên quả địa cầu.

Ngày nay, đức Phật đã diệt độ, các vị Hiền Thánh Tăng thì thật khó tìm như đất trên đầu ngón tay so với đất trên quả địa cầu.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, chương 1, phẩm Thiền Định (2), đức Phật có dạy về cách tu tập như sau:

1. Như một ai, này các Tỷ-kheo, với tâm biến mãn cùng khắp biển lớn, có thể bao gồm tất cả con sông bé nhỏ đổ vào biển cả. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai tu tập, làm cho sung mãn thân hành niệm, cũng bao gồm tất cả thiện pháp gồm những pháp thuộc về minh phần.

2-8. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến cảm hứng lớn, lợi ích lớn, an ổn lớn khỏi các khổ ách, chánh niệm tỉnh giác, đưa đến chứng đắc tri kiến, đưa đến hiện tại lạc trú, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Đây là một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến cảm hứng lớn… đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát.

9-12. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, thân được khinh an, tâm được khinh an, tầm tứ được tịnh chỉ, toàn bộ các pháp thuộc về minh phần đi đến tu tập, làm cho viên mãn. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, làm cho sung mãn một pháp này, thân được khinh an, tâm được khinh an, tầm và tứ được chỉ tịnh, toàn bộ các pháp thuộc về minh phần đi đến tu tập, được làm cho viên mãn.

13. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, các pháp bất thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh bị đoạn tận. Môt pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, khi làm cho sung mãn một pháp này, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh… bị đoạn tận.

Thời Phật còn tại thế, các thiện nam, tín nữ phát tâm xuất gia thành Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni. Các vị ấy được đức Phật hoặc các vị Thánh đệ tử thế phát xuất gia, và tùy theo căn tánh mà cho mỗi vị một đề tài thiền quán riêng biệt, có thể không ai giống ai.

Thời Phật còn tại thế, các thiện nam, tín nữ phát tâm xuất gia thành Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni. Các vị ấy được đức Phật hoặc các vị Thánh đệ tử thế phát xuất gia, và tùy theo căn tánh mà cho mỗi vị một đề tài thiền quán riêng biệt, có thể không ai giống ai.

14-15. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đưa đến tăng trưởng, quảng đại. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, khi làm cho sung mãn một pháp này, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh… đưa đến tăng trưởng, quảng đại.

16-21. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, vô minh được đoạn tận, minh sanh khởi, ngã mạn được đoạn tận, các tùy miên được nhổ sạch, các kiết sử bị đoạn tận. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, vô minh bị đoạn tận… các kiết sử bị đoạn tận.

22-23. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự phân tích của trí tuệ, đưa đến Niết-bàn không có chấp thủ. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự phân tích… không có chấp thủ.

24-26. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự thông đạt của nhiều giới, sự thông đạt của nhiều giới sai biệt, sự vô ngại giải của nhiều giới. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự thông đạt… sự vô ngại giải của nhiều giới.

Thân hành niệm là pháp quán niệm thân, một trong bốn pháp Niệm Xứ đó là quán: quán Thân, Thọ, Tâm và Pháp.

Thân hành niệm là pháp quán niệm thân, một trong bốn pháp Niệm Xứ đó là quán: quán Thân, Thọ, Tâm và Pháp.

27-30. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng ngộ quả Dự lưu, đưa đến sự chứng ngộ quả Nhất lai, đưa đến sự chứng ngộ quả Bất lai, đưa đến sự chứng ngộ quả A-la-hán. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng ngộ quả Dự lưu… quả A-la-hán.

31-46. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng đắc trí tuệ, đưa đến tăng trưởng trí tuệ, đưa đến quảng đại trí tuệ, đưa đến đại trí tuệ, đưa đến trí tuệ rộng rãi, đưa đến quảng đại trí tuệ, đưa đến thâm sâu trí tuệ, đưa đến vô song trí tuệ, đưa đến vô hạn trí tuệ, đưa đến nhiều trí tuệ, đưa đến trí tuệ nhanh lẹ, đưa đến trí tuệ nhẹ nhàng, đưa đến trí tuệ hoan hỷ, đưa đến trí tuệ tốc hành, đưa đến trí tuệ sắc sảo, đưa đến trí tuệ thể nhập. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp ấy được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng đắc trí tuệ… đưa đến trí tuệ thể nhập.

47-48. Những vị này không hưởng được bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị không thực hiện thân hành niệm. Những vị này hưởng được bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị thực hiện thân hành niệm.

Thân hành niệm là pháp quán niệm thân, một trong bốn pháp Niệm Xứ đó là quán: quán Thân, Thọ, Tâm và Pháp. Trong phần quán Thân bao gồm các pháp như: quán theo dõi hơi thở, quán các oai nghi, quán ba mươi hai thể trược, quán về sự sắp đặt của bốn đại và quán tử thi. Dù rằng đề tài thiền quán có rất nhiều, nhưng bàng bạc đâu đó vẫn không ra khỏi tinh thần của Tứ Niệm Xứ mà đức Phật đã dạy trong kinh Trường Bộ, bài kinh số 22, kinh Đại Niệm Xứ: “Đây là con đường độc nhất đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là bốn Niệm Xứ”.

Tâm Hoạch

Bài viết liên quan

Phản hồi