Trân quý lời nhắc nhở

Là tu sĩ Phật giáo, được rèn luyện, chung sống cùng huynh đệ trong môi trường đặc biệt chúng con vô cùng hạnh phúc và biết ơn tất cả. Chừng nào chúng ta còn trân quý, yêu thương những lời sách tấn, nhắc nhở, chừng đó chúng ta còn hạnh phúc với lí tưởng xuất gia.

Với một người đệ tử Phật cũng vậy, giai đoạn từ lúc vào chùa chính là lúc ta bắt đầu được sanh ra trong ngôi nhà chánh Pháp…Ảnh minh họa.

Mối quan hệ giữa tu sĩ và cư sĩ trong Phật giáo

Môi trường giáo dục lí tưởng là nơi rèn luyện được con người hoàn thiện lẫn trí tuệ và đạo đức. Cách thức dĩ nhiên sẽ không giống nhau, tùy vào nhận thức, căn cơ của mỗi người mà mỗi nơi có một cách dạy phù hợp. Vậy nên đừng vội phán xét, đừng chê bai bừa bãi kẽo trách nhầm bậc đáng kính. Là tu sĩ Phật giáo, được rèn luyện, chung sống cùng huynh đệ trong môi trường đặc biệt chúng con vô cùng hạnh phúc và biết ơn tất cả. Chừng nào chúng ta còn trân quý, yêu thương những lời sách tấn, nhắc nhở, chừng đó chúng ta còn hạnh phúc với lí tưởng xuất gia.

Văn hóa phương Đông có những điều rất tuyệt, những căn bản đạo đức làm người mà không phải nơi đâu cũng có, chúng con được học về lễ phép, nhường nhịn, tiết kiệm, vâng lời, biết ơn,…từng chút một trong từng trang sách, từng câu ca, tiếng ru của bà của mẹ, đâu ngờ rằng hôm nay chính những tư trang ấy lại quý giá và quan trọng biết bao nhiêu giữa cuộc sống bộn bề này. Và để huân tập được những đức tánh ấy, không phải tự nhiên mà có, chính là nhờ cha mẹ, thầy cô luôn theo dõi, thậm chí là rầy la, đánh mắng, khi nghĩ về tuổi thơ cũng không quên được những lần trộm vặt về nhà thấy cái chổi trên đầu giường, những lần hái trái ổi hàng xóm về phải quỳ trong góc tường, những lần lên bảng trả bài run bần bật vì cái thước trong tay cô giáo…không có những đòn roi ấy thì có gì để nhớ về tuổi thơ, tuổi thơ mà không rèn luyện làm gì có tương lai hôm nay. Chúng con yêu những đòn roi ấy, tất cả không có gì là sai lầm, là quá đáng cả, nếu cha mẹ không nghiêm khắc dạy con, để lạc mất tâm hồn con trẻ, khi lớn rồi ăn năn đã quá muộn. Khoa học đã chứng minh giai đoạn 1-11 tuổi là thời gian vàng để giáo dục trẻ, mọi nhân cách được định hình từ giai đoạn này, nên sự quan tâm giáo dục, nhắc nhở là vô cùng quan trọng. Không cha mẹ nào không thương con mình, nghiêm khắc dạy bảo là yếu tố quan trọng hàng đầu thể hiện trách nhiệm, tình thương của họ với con cái. Một số ít bạo hành trẻ em bởi nguyên nhân riêng của nó, nhưng mọi người lại vì cái số ít mà quên đi nền văn hóa bấy lâu, lên án, thậm chí đòi sự bình đẳng giữa con cái và cha mẹ, giữa học sinh và thầy cô, đó là một phong trào chạy theo đám đông rất có hại cho tương lai, ảnh hưởng đến văn hóa cả dân tộc. Làm sao có thể san bằng tỷ số khi chúng ta được cha mẹ sinh ra, được thầy cô dạy bảo, những ân đức ấy trả muôn đời đã không thể hết nay lại muốn đòi sự bình đẳng, bình đẳng không có nghĩa là san bằng, đừng nhầm lẫn phước nghiệp có sai khác thì không thể bình đẳng ở đây được.

Với một người đệ tử Phật cũng vậy, giai đoạn từ lúc vào chùa chính là lúc ta bắt đầu được sanh ra trong ngôi nhà chánh Pháp, là thời gian cần được rèn luyện, nhắc nhở để thay đổi thói quen, tính cách, suy nghĩ, tư tưởng, trang bị cho mình những gì cần thiết, phù hợp để đón nhận chánh pháp cao siêu của Phật. Người đã huân tập những chủng tử thế gian sâu dày bao nhiêu thì quá trình tu sửa càng khắc nghiệt, gian khổ, thử thách bấy nhiêu. Thước đo ở đây không phải là tiền tài, danh vọng, địa vị, tuổi đạo…mà mức độ chấp ngã chính là thước đo, bớt chấp ngã bao nhiêu là thành công bấy nhiêu, như vậy có nghĩa là chúng ta cần được nhắc nhở, sách tấn đến suốt cuộc đời bởi để đi đến vô ngã- chính là giác ngộ, là hành trình dài muôn kiếp. Những lời la mắng, xử phạt nghiêm khắc, những nghịch cảnh trên đường đạo không còn là gì đó đưa đến sợ hãi, căm phẫn như mỗi khi bị cha mẹ đánh nữa mà giờ đây là thứ tình cảm cao đẹp hơn nhiều. Những đứa con chỉ đến lúc thật sự lớn khôn mới biết yêu thương cha mẹ vì những đòn roi, còn lúc nhỏ chẳng mấy người hiểu được đó là tình thương. Nhưng trong đạo, chúng ta đang đi trên con đường lí tưởng, mọi thứ ở đây đều là màu nhiệm, tự giác, tự nguyện và đầy hạnh phúc. Hạnh phúc được cả trong những lời dạy dỗ của thầy mình, của huynh đệ mình. Từng hình phạt đều là cơ hội làm ta hạ dần cái tôi cao ngất này, là cơ hội để nhìn lại lỗi của bản thân. Mỗi lần bị trách phạt chúng ta lại nhận ra là bản thân mình còn nhiều chỗ dỡ, chưa có hoàn thiện, tu đến đây vẫn chưa là gì cả, thật hạnh phúc vì mọi người đã không làm ngơ trước lỗi lầm của mình, ai cũng đang là duyên lành để chỉ lỗi cho mình…với những suy nghĩ đó tất nhiên sẽ không đưa đến oán hận, không đưa đến sầu thương lại còn đưa đến an tịnh, bởi càng khiêm hạ tâm lại bớt dần ngã chấp thì an vui sẽ có mặt. Nhiều trong chúng ta chưa thực sự nhận thấy sự hạnh phúc trong đây nên dẫn đến ta phản đối, ta vung vãi sận giận đến khắp nơi, ta không chấp nhận cái sai của mình, không trân quý sự nhắc nhở của người khác,…hậu quả là đã sai lại càng sai, bản ngã bốc khởi và bất thiện pháp lại có cơ hội phát triển. Ở đây cũng chính là thể hiện khả năng chịu đựng, hạnh phúc với nghịch cảnh của bản thân, dẫu đôi lần oan ức nhưng tâm vẫn an vui, hạnh phúc, quay lại thầm biết ơn cả người rầy la mình thì đó mới là thái độ cần có của một người đệ tử Phật.

Nét đẹp người tu sĩ

Học làm Phật thì không thể xử lí mọi thứ theo thói tầm thường hay bốc đồng của bản năng nữa, mà từng ý nghĩ, từng hành động ở mọi nghịch cảnh đều đưa đến thiện pháp, đưa đến an lạc cho mình, cho người. Nếu ta vào đạo mà cuộc sống cứ êm đềm, mọi thứ bình yên qua ngày, không một bất như ý nào xảy đến có thể hoặc ta đã đạt đến đạo đức của một bậc Thánh nên mới không có lầm lỗi, hoặc ta thật bất hạnh bởi không ai giúp ta thấy và sửa lỗi, phải thấy đó là mất mát lớn cho cuộc đời tu tập của mình bởi bình yên quá thì chấp ngã lui về hang sâu, không ai đụng chạm, một mai khi xúc sự hẳn nhiên là không kiềm chế được, rồi lại tiếp tục chạy theo và bị nó chi phối mà không hay, đến khi vấp ngã mới nhận ra thì thời gian, cơ hội, mọi thứ đã đi qua. Để được hạnh phúc, có người chọn dấu đi lỗi lầm để khỏi phải bị nhắc nhở, khỏi phải làm phiền ai, cùng là một hành động, nhưng với ý nghĩ khác nhau sẽ đưa đến quả báo khác nhau hoàn toàn, một người với ý niệm cố tu hành tốt để sửa lỗi bản thân để thầy mình vui lòng sẽ khác với một người thụ động, che dấu lỗi lầm để được bình yên và dĩ nhiên thái độ của họ trước nghịch cảnh, mức độ bình an trong tâm sẽ khác nhau hoàn toàn, bởi đó là sức mạnh của ý nghiệp.Vậy nên, hãy yêu thương những gì đang diễn ra, một lời quở trách, nhắc nhở, một hình phạt đều chứa đựng cả tình thương và ý vị của sự giải thoát, còn được thầy mình nhắc nhở là còn được yêu thương, biết mình còn có duyên tiến tu, phải lo lắng khi quanh ta đều là tiếng vỗ tay, tiếng khen ngợi tán thán, khi đó mới là lúc bản ngã lên ngôi.

Chúng con mong mọi người nhận ra những giá trị từ sự nghiêm khắc của người khác để biết ơn và tu dưỡng, đón nhận và yêu thương được sự quở trách, nghịch cảnh trong tu hành là đầu đường của hạnh phúc, là mở lối cho công trình tu tập. Ai còn được chung sống, được gặp gỡ thiện tri thức, được nhắc nhở người ấy là người rất may mắn trong ngôi nhà chánh Pháp. Nhưng cũng đừng vì vậy mà ta đi kiếm chuyện để được trách mắng, bởi khi yêu thương được lời dạy dỗ là khi đạo đức trong tâm đã được thăng tiến, thì một người có đạo đức không thể phạm lỗi lầm mãi được, họ luôn cố để làm người xung quanh yên tâm về mình, thấy được lỗi lầm trong từng việc làm nhỏ nhặt. Chúng con hy vọng những tâm hồn đang vùng vẫy trước nghịch, đang giận dỗi thầy mình thì hãy dừng lại và khởi tâm yêu thương những điều ấy, bởi bản thân ta đang giữ trong tay một viên ngọc quý mà lại không hay, thôi tìm kiếm đâu xa bởi hạnh phúc bây giờ và ở trong những khó khăn ấy.

Thánh Thiện

Bài viết liên quan

Phản hồi