TPHCM: Hội Thảo Khoa Học Tôn Giáo – Nguồn Lực Phát Triển Đông Nam Bộ
PGĐS- Sáng ngày 28/10/2022, tại Hội trường D.201-202, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, số 10-12 đường Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM; đã diễn ra Hội Thảo Khoa Học do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM phối hợp với Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo khoa học Tôn giáo – nguồn lực phát triển Đông Nam Bộ. Hội thảo còn cung cấp những cơ sở khoa học, thực tiễn góp phần thúc đẩy vai trò các tôn giáo tham gia đóng góp hơn nữa vào sự phát triển Đông Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung
Đến tham dự hội thảo có: Ông Võ Văn Thiện- Trưởng Ban Công tác phía Nam, Ủy ban TWMTTQTW; Ông Nguyễn Đình Kiên- Phó Ban phụ trách Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai; Tiến sỹ Nguyễn Khắc Cảnh- Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM; Tiến sỹ Ngô Hồng Điệp- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một; Thạc sỹ Trần Thị Thảo- Giảng viên Khoa Nhân học Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM
Về phía các Tôn giáo có: Hòa thượng Thích Thiện Tâm- Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; Hòa thượng Thích Huệ Thông- Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương; Hòa thượng Dang Lung- Ủy viên Ban Thư ký HĐTS, Phó Văn phòng II TƯ GHPGVN; Đại biểu đại diện Phật giáo cùng đại diện các Tôn giáo bạn như Công giáo, Tin Lành, Islam, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, …
TS Lê Hoàng Dũng- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV Phát biểu khai mạc – Ngày nay, Đảng và nhà nước ta xem tôn giáo là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước. Các chức sắc, tín đồ tôn giáo tiếp tục đóng góp nguồn lực là thế mạnh của tôn giáo mình trong sự nghiệp y tế, giáo dục, xây dựng đời sống văn hóa, xóa đói giảm nghèo, từ thiện nhân đạo… Trong đó, Đông Nam Bộ (gồm có Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh) là địa bàn đa tôn giáo với các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Islam, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, … mỗi tôn giáo có ảnh hưởng và góp phần nhất định trên phương diện văn hóa – xã hội.
TS Ngô Hồng Điệp- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một phát biểu chào mừng – Tôn giáo ở Đông Nam Bộ qua nghiên cứu, không chỉ thể hiện ở số lượng: 11 tôn giáo, 21 tổ chức tôn giáo mà còn thể hiện đa dạng ở mỗi tôn giáo. Đa dạng tôn giáo thể hiện qua dung thông các tôn giáo, tôn giáo với tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa tộc người góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người vùng đất Đông Nam bộ.
TS Dương Hoàng Lộc- Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Tôn giáo Phát biểu đề dẫn- Trong hội thảo, các báo cáo viên đã trình bày 6 tham luận, sau mỗi 3 bài báo cáo là dừng lại để các đại biểu tham gia thảo luận, mở đầu bài tham luận là:
1.TS. Trần Kỳ Đồng- Giảng viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM với bài tham luận tựa đề: “ Từ vấn đề phát huy nguồn lực Tôn giáo ở Việt Nam cần nhận thức lại bản thể luận của Tôn giáo”
2.HT. Thích Huệ Thông- Trưởng Ban Tri sự GHPGVN tỉnh Bình Dương với bài tham luận tựa đề: “ vai trò và những đóng góp của Phật giáo trong quá Trình phát triển Đông Nam bộ.”
3.ThS. Nguyễn Quang Huy- Giảng viên Trường ĐH Thủ Dầu Một với đề tài trình bày là: “ nhà trọ hợp tác” sáng kiến tập hợp và hỗ trợ đời sống công nhân công giáo di cư tại các khu công nghiệp.
4.ThS. Phan Đình Dũng- Giảng viên Trường ĐH Văn Hóa với đề tài tham luận trình bày là: Những đóng góp cuta Giáo hội Tin Lành với công tác xã hội- Góc nhìn từ Đông Nam bộ.
5.TS. Đặng Hoàng Lan- Giảng viên Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG- HCM tham gia với đề tài: Nguồn lực Tôn giáo trong liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ.
6.TS. Lê Anh Vũ- Giảng viên Trường ĐH Thủ Dầu Một trình bày tham luận cuối cùng với đề tài: Vai trò của vốn tâm linh trong hỗ trợ người lao động Khơme bị ảnh hưởng đại dịch covid19 ở Bình Dương.
Các tham luận như đi vào trọng tâm của xã hội hiện nay, một thế giới đa cực và môi trường 4.0, một xã hội đa phương diện cần một sự tập trung và ổn định của các Tôn giáo. Nhiều Tôn giáo ở vùng Đông Nam bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, nhưng “nở rộ” vào nửa đầu thế kỷ XX. Với nhiều Tôn giáo với sự tác động của toàn cầu hóa, của thời kỳ hậu công nghiệp, là sự phân ly, là đề cao vai trò cá nhân, chủ nghĩa cá nhân làm giảm tính cộng đồng, làm biến thể một số loại hình tôn giáo, đặc biệt là đậm tính thế tục… Ngược lại, Tôn giáo là sự gắn kết cá nhân thành những cộng đồng tôn giáo nhóm nhỏ, là góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tộc người. Về tôn giáo là sự dung thông các tôn giáo, các tôn giáo với tín ngưỡng tộc người; làm đậm tính thiêng của các đối tượng thờ cúng.
Quí Nguyễn
PV-PGĐS tại TPHCM
Phản hồi