TT. Huế: Ban Văn hoá TƯ triển khai trao đổi tập huấn Pháp phục, kiến trúc, Di sản Phật giáo các tỉnh thành khu vực Trung bộ

Sáng nay 7/11, Ban Văn hóa Trung ương trao đổi tập huấn đề án Pháp phục – Ngôn ngữ và triển khai đề án Kiến trúc và Di sản trong Kiến trúc Văn hoá Phật giáo khu vực Trung bộ với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nằm trong chương trình hoạt động Phật sự 6 tháng cuối năm của Ban văn hóa Trung ương, hôm nay ngày 07/11/2023 tại Văn phòng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Văn hóa trung ương kết hợp với Ban trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai trao đổi tập huấn pháp phục, kiến trúc di sản Phật giáo khu vực Trung bộ.

Hội nghị có sự hiện diện:

  • Hòa thượng Thích Khế Chơn; Phó chủ tịch HĐTS, trưởng BHDPT, trưởng Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Hòa thượng Thích Thọ Lạc – Trưởng BVHTƯ
  • Hòa thượng Thích Hải Ấn – Phó Ban Văn hóa TƯ
  • Hòa thượng Thích Huệ Phước – Ủy viên HĐTS, Phó thường trực Ban trị sự giáo hội PGVN tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Thượng tọa Thích Giác Nghi Ủy viên HĐTS, trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu.
  • Thượng tọa Thích Lệ Trí phó Ban Văn hóa TƯ
  • Đại đức Thích Minh Thuần – Chánh thư ký BVHTƯ

+ Đại diện Chư Tôn đức Lãnh đạo, Thư ký, Văn phòng và Ban Văn hoá của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Đại diện Chư Tôn đức Lãnh đạo và Phân Ban pháp phục, Phân Ban Kiến Trúc và Phân ban Di sản thuộc Ban Văn  hóa Trung ương;

+ Các nhà may, kiến trúc sư do Ban Trị  sự Phật  giáo  các tỉnh Quảng Bình,  Quảng   Trị,  Thừa  Thiên  Huế,  Đà  Nẵng,  Quảng   Nam  và  Quảng   Ngãi   mời;

+ Khách mời của Ban Văn hóa Trung ương.

Hội nghị lần này tập trung vào các nội dung chính, đó là: tập huấn pháp phục  và triển khai đề án Kiến trúc và Di sản Phật giáo khu vực Trung bộ.

Hòa Thượng Thích Thọ Lạc; trưởng Ban Văn Hóa Trung Ưng GHPGVN phát biểu khai mạc, Hòa thượng đã nêu lên tầm quan trọng của vấn đề Pháp Phục và kiến trúc -di sản.

Hòa Thượng nhấn mạnh thêm việc Hòa Thượng Chủ Tịch HĐTS có đề suất lập trung tâm văn hóa Phật giáo Việt Nam Trung Bộ đặt tại Huế. Đồng thời Hòa Thượng xin thỉnh ý kiến của BTS tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đại Đức Thích Trung Định; phó phân Ban kiêm chánh thư ký phân ban Di sản thuộc BVHTU đọc báo cáo kế hoạch hội nghị.

Nội dung của buổi triển khai theo trình tự các đề án:

  1. “Pháp phục” cũng gọi là đạo phục, sắc phục, y phục tức là y áo của Tăng Ni và Phật tử. Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc văn hóa đặc thù của Phật giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thống nhất về mặt tổ chức, tư tưởng, hành động, hoạt động… trong cùng một Hiến chương, nội quy nên thống nhất về pháp phục, y phục mang đặc trưng pháp phục Phật giáo Việt Nam, để nhận diện được tu sĩ Việt Nam, chứ không  thể  là tu sĩ Việt Nam mặc  pháp  phục, y phục nước ngoài.    Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá cội nguồn, tinh thần, ý nghĩa, truyền thống của pháp phục Phật giáo Việt Nam cũng như thực trạng pháp phục Phật giáo Việt Nam hiện nay đã cho thấy, việc định hướng cho đặc trưng pháp phục Phật giáo Việt Nam hiện nay là vô cùng cấp thiết; đồng thời đây là nỗi trăn trở của Giáo hội và cũng là mong mỏi của các Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.

Thực hiện chỉ đạo của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc triển khai thực hiện đề án Pháp phục Phật giáo Việt Nam, đồng thời dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn trên, đặc biệt là các triết lý, giáo lý, quy định và các ý nghĩa, biểu tượng Phật giáo, Ban Văn hóa Trung ương nghiên cứu, thiết kế pháp phục thống nhất cho Tăng Ni, Phật tử các hệ phái, vùng miền trên phạm vi cả nước sử dụng trong các nghi lễ chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là nghi lễ quốc gia, quốc tế. Đề án Pháp phục bằng Quyết định số 140/QĐ.HĐTS ngày 20/7/2018 của Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt triển khai thực hiện mẫu Pháp phục Phật giáo Việt Nam và Quyết định số 77/QĐ-HĐTS ngày 14/4/2021 của Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc đăng ký Bản quyền tác giả cho tác phẩm và thực hiện phát huy pháp phục Phật giáo Việt Nam; Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận bản quyền (Giấy Chứng nhận đăng ký Bản quyền tác giả số 4591/2021/QTG ngày 05/07/2021 của Cục Bản quyền tác giả chứng nhận Tác phẩm: Hình thức thể hiện trên bộ catalog giới thiệu về pháp phục Phật giáo Việt Nam).

Về pháp phục trước hết là thống nhất về màu sắc. Lâu nay, việc sử dụng  màu sắc pháp phục của các hệ phái có rất nhiều dị biệt. Do vậy, việc thống nhất pháp phục trước hết đó là thống nhất về màu sắc, là màu vàng đất, hoại sắc. Về hình thức 3 y của chư Tăng Ni, dù hệ phái nào, cũng đảm bảo 3 y đúng như quy định trong giới luật. Tuy nhiên, với pháp phục của Tăng Ni Bắc truyền, trên cổ áo và tay áo hậu có các nếp gấp để phân biệt giáo phẩm. Về chất liệu vãi, Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN đã làm việc với Hiệp hội Dệt may Việt Nam, lựa chọn và ký kết với một đơn vị dệt may lớn trực thuộc hiệp hội này để tạo ra một mẫu vải chuẩn theo đề án, đảm bảo các yêu  cầu  đưa  ra  về  chất  liệu,  chỉ  số  màu.  Nhằm cụ thể hóa triển  khai  các  đề án, Ban  văn hóa Trung ương tiến hành  ký  kết hợp tác lan tỏa đề án Pháp phục – Ngôn ngữ – Nghệ thuật và biểu tượng văn hóa Phật giáo với các tỉnh thành như Bạc Liêu, Long An, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và các tỉnh khu vực miền Trung; Ninh Bình và các tỉnh thuộc khu vực Bắc bộ, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà tỉnh…Bước đầu đề án đã được sự đồng thuận hưởng ứng, lan tỏa tích cực từ quý chư tôn đức và Phật tử các giới.

2.  Đề án Kiến trúc – Di sản:

Di   sản   văn   hóa   Phật   giáo   đã   được   Ban    Văn    hóa    Trung    ương GHPGVN tập trung mọi nguồn lực, đặc biệt là sự tập hợp của đông đảo các chuyên gia, các nhà nghiên cứu nhiều lĩnh vực (lịch sử, văn hóa, bảo tồn di sản, bảo tàng, kiến trúc, mỹ thuật…), sự phối hợp của các đơn vị chuyên môn (Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện bảo tồn di tích, Bảo tàng Lịch sử quốc gia) tiến hành khảo sát, tọa đàm di sản, kiến trúc Phật giáo Việt Nam tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó, đợt 1 khảo sát tại khu vực Miền Trung, Tây Nguyên (ngày 21/4 – 2/5/2021) và khu vực Nam Bộ (ngày 15/9 – 25/9/2022) và bước đầu ghi nhận được những đặc trưng kiến trúc Phật giáo của từng hệ phái, vùng miền, xu hướng lai căng văn hóa trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam, những bất cập trong cải tạo, mở rộng công năng cũng như thực trạng bảo tồn, phát huy di sản tại các cơ sở tự viện. Đồng thời cũng xác định sự cấp thiết phải tiến hành xây dựng quy chuẩn về kiến trúc Phật giáo Việt Nam, cơ sở quan trọng định hướng cho cơ sở tự viện của các hệ phái Phật giáo Việt Nam kế thừa, sáng tạo trong việc cải tạo, trùng tu, xây dựng mới công trình kiến trúc Phật giáo Việt Nam đảm bảo thống nhất trong đa dạng, tính triết lý và tinh thần của Phật giáo và kế hoạch, phương án bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đợt khảo sát, tọa đàm tại khu vực phía Bắc tiếp tục được tổ chức vào tháng 12/2022 và Hội thảo “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng” được tổ chức vào tháng 4/2023 tại Bảo tàng lịch sử quốc gia. Kết quả khảo sát, tọa đàm, hội thảo là những tư liệu, cơ sở khoa học quan trọng để đảm bảo cho việc xây dựng đề án Kiến trúc, Di sản đảm bảo khoa học, chất lượng, hiệu quả và khả thi trong ứng dụng thực tiễn.

Với khu vực miền Trung, vùng chịu khí hậu mưa nhiều, độ ẩm cao, và phong tục văn hóa đặc thù ảnh hưởng từ cung đình Huế, do vậy kiến trúc chùa hài hòa với thiên nhiên, chú trọng vào chiều rộng (hoành độ) ít chú trong chiều cao (tung độ). Kết cấu chịu lực vừa phải, mái không vuốt công cao như chùa miền Bắc. Phần lớn kiến trúc chùa miền Trung là chữ Khẩu, chữ Đinh…thông thường thì thờ Tiền Phật, hậu Tổ và hệ thống nhà tùy theo điều  kiện  để thiết kế xây  dựng.  Trong khuôn khổ đề án Kiến trúc Phật giáo Việt  Nam  thống  nhất  trong  đa  dạng, chùa khu vực miền Trung có một đặc điểm kiến trúc đặc thù. Trong xu thế thời đại mới, một mặt cần bảo tồn phát huy truyền thống kiến trúc này; mặt khác nếu các chùa xây dựng mới hoặc trùng tu cần tuân thủ theo đề án kiến trúc mà Ban văn hóa đã đề xuất, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống vừa đúng với công năng sử dụng, thống nhất và đồng bộ. Thông qua hội nghị lần này để đi đến thống nhất bộ quy chuẩn về  kiến  trúc,  đệ  trình  HĐTS  phê  chuẩn  để  áp  dụng  rộng  rãi.  Trên đây là báo cáo triển khai nội dung tập huấn Pháp phục và kiến trúc di sản Phật giáo khu vực Trung bộ.

Phát biểu đạo từ của Hòa Thượng Thích Khế Chơn, Trưởng Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Huế. Hòa Thượng chào mừng và tán than tinh thần hòa hợp phấn đấu của BVHTƯ.

Hòa Thượng nhấn mạnh tầm quan trọng của nền tảng văn hóa của Phật giáo Việt Nam. Với bốn đề án mà Hội đồng trị sự đã giao cho BVHTƯ do Hòa thượng Thọ Lạc làm trưởng ban, ngày đêm cố gắng phấn đấu cùng các vị trong Ban đã và đang làm bằng tâm huyết luôn luôn đầu tư bảo tồn văn hóa về kiến trúc, di sản, ngôn ngữ, pháp phục.

Mong muốn làm sao tất cả các ban cùng hỗ trợ phối hợp để đẩy mạnh công tác này chóng thành tựu viên mãng. Đồng thời BTS PGVN tỉnh Thừa Thiên Huế hết sức vui mừng khi hay tin Hòa Thượng Trưởng Ban Văn hóa báo tin sẽ đặt trung tâm Văn hóa Phật giáo đặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sau lời đạo từ của Hòa Thượng, Ban Văn hóa đã có những món quà dâng lên Ban trị sự tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội nghị kết thúc trong tinh thần hòa hợp và đoàn kết.

Tiếp theo là hai phân ban Kiến trúc và Pháp phục tiến hành triển khai tập huấn nội dung đến Tăng Ni các tỉnh thành theo hoạch định.

Hòa thượng Thích Khế Chơn trưởng Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế nêu cao vai trò và trách nhiệm của Ban Văn hóa Trung Ương cũng như các tỉnh thành cần sát cánh phối hợp thực hiện một cách chi tiết, Ban trị sự các tỉnh cần nắm bắt để hỗ trợ mọi mặt cho phù hợp cùng nhau phấn đấu thực hiện các đề án, nhất là chú trọng việc xây dựng sao cho chùa Việt giữ được nền văn hóa Việt…

Hòa Thượng Thích Hải Ấn Phó thường trực Ban Văn hóa Trung Ương phát biểu; Hòa Thượng nêu cao vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong phân Ban kiến trúc – Di sản và pháp phục, có phương pháp áp dụng thực hiện thật sát sao và hiệu quả, đẩy mạnh các bước từ Trung Ương xuống các tỉnh thành sao cho phù hợp nền văn hóa địa phương và giữ được nét văn hóa truyền thống Phật giáo Việt Nam.

Hòa Thượng Thích Huệ Phước; trình bày những khó khăn khi làm theo quy chuẩn kiến trúc Việt Nam, nhưng vì tầm quan trọng của nền Văn hóa thì chúng ta cần thật cố gắng, chặc chẽ, tồ chức nhiều khóa tập huấn để Phật giáo có nền kiến trúc trong đa dạng mà vẫn giữ được kiến trúc gốc của nước nhà.

“Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông”

Quý Tăng Ni, các nhà kiến trúc sư trình bày và góp ý về nền kiến trúc căn bản.

Hòa Thượng Thích Thọ lạc đúc kết các ý kiến căn bản và tiếp tục triển khai tọa đàm sâu hơn về kiến trúc

Chi tiết được trình bày rất rõ từ các thiết kế trình chiếu từ một số ý kiến và kiến trúc.

Kiến trúc sư Trần Thanh tùng đưa ra các thiết kế về hình ảnh văn hóa mùa Vu Lan rất riêng và mới.

Kiến trúc sư Lê Thọ Quốc, Phó trưởng phân Ban kiến trúc – kiến thiết đặc trách kiến trúc Phật giáo Bắc Tông khu vực Trung Bộ.

Cư sĩ Chơn Phương; Phó ban kiêm chánh Thư ký Phân ban Pháp phục, đã trình bày cặn kẽ giúp các thành viên từ các tỉnh hiểu và tập huấn cách thức may mặc Pháp phục theo mẫu cho Tăng Ni- Phật tử may theo mẫu của các Tông phái hiện có của Phật giáo Việt Nam.

Đối với Màu sắc và Pháp phục Tăng Ni-Phật tử: hiện có 6 màu căn bản cho Tăng Ni và Phật tử: Trong đó, màu vàng, nâu sòng, lam khói hương đậm dành cho chư Tôn đức Tăng Ni, màu trắng dành cho nữ tu Nam tông, màu nâu nhạt dành cho Phật tử nam và lam nhạt dành cho Phật tử nữ.

Chất liệu và màu sắc được sản xuất đúng tiêu chuẩn theo bản quyền của Ban VHTƯ. Màu đúng chuẩn màu hoại sắc, nhờ sự pha trộn tạo màu. Chất liệu vải vừa mát, ít nhăn, đặc biệt là thêm thành phần kháng khuẩn.

Xin chia sẻ thêm một số hình ảnh:

 

Liên Thảo

Bài viết liên quan

Phản hồi