Tết Đoan Ngọ, Tết ngày mùa (Tết Cơm mới )

Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ quan trọng diễn ra 5/5 âm lịch ở Việt Nam. Không chỉ là ngày lễ truyền thống đơn thuần, dịp Tết này còn mang trong mình nhiều câu chuyện và ý nghĩa. Tết còn được gọi với cái tên là Tết Đoan Dương. Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Có những vùng miền có những tên gọi khác nhau theo phong tục tập quán như Tết Cơm Mới , Diệt sâu bọ….vv

Sáng sớm ngày 5/5 Chư tăng cùng nhân dân phật tử chùa Long đẩu đã tấp nập chuẩn những bị mâm lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ đây là ngày tết cổ truyền của các nước Đông Á và Việt Nam đang là một trong những quốc gia duy trì và lưu giữ nét đẹp này lâu đời nhất. Ở mỗi quốc gia khác nhau, Tết Đoan Ngọ sẽ mang những ý nghĩa riêng nhất định, tuy nhiên, đối với người Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là ngày Tết giết sâu bọ và cũng là ngày nhà nhà thờ cúng tổ tiên, ban thờ gia tiên lại được ấm áp hơn bội phần.

Mọi người đều hiểu ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ , người người, nhà nhà làm nghề nông và mong cầu một năm mùa màng bội thu, làm ăn thuận lợi…

Ở Việt Nam theo phong tục dân gian còn được gọi là Tết của Ngày mùa ,hay “Ngày giết sâu bọ”.  Phong tục này không chỉ riêng ở Việt Nam mà ngay cạnh đất nước chúng ta là Trung Quốc hay ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì vậy, dịp này thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. Cầu cho một năm bội thu, mưa thuận gió hòa, nhà nông làm ăn thu hoạch được vụ mùa
Tết Đoan Ngọ 2024 (ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch)  rơi vào thứ Hai ngày 10/6/2024.

Chư tăng chùa Long Đẩu cùng nhân dân bà con phật tử chuẩn bị nhuwngc mâm lễ dâng lên cúng Phật và cúng Tổ , sau khi lễ xong bà con quây quần để thụ lộc

Để đánh dấu một năm làm việc chăm chỉ miệt mài của người nông dân, tới tết Đoan ngọ người ta gặt hái , dâng lên ban thờ cũng tổ tiên những trái cây, thức ăn theo mùa để ăn mừng một năm bội thu.
Con cháu trong gia đình đoàn viên trong những ngày này Ở thành phố tết Đoan Ngọ thường chuẩn bị: Rượu nếp, mận, cốm, bánh do, vải thiều … bày biện đẹp mắt. Nét đẹp trong gia đình truyền thống , những ngày này sẽ làm mâm cơm dâng tổ tiên , con cháu quây quần lại. Một trong những yếu tố làm lên một Việt Nam đoàn kết, truyền thừa phát huy tinh hoa văn hoá trong mắt các nước bạn .

Mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ của Thầy chùa cùng Phật tử chùa Long Đẩu, nhà nhà , người người cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Sở dĩ, người Việt có quan niệm này vì đây được xem là giai đoạn chuyển mùa và là mùa sinh sản mạnh nhất của sâu bọ và côn trùng cũng là  thời điểm mà dịch bệnh dễ bùng phát.  Theo quan niệm cha ông xưa vào ngày này, nếu thực hiện theo phong tục cổ truyền xưa, người nông dân sẽ không còn lo lắng vì mùa màng hay cây cối bị sâu bọ phá hoại sâu rầy. Năm này qua năm khác, ngày này dần trở thành tục lệ và cho đến tận bây giờ, Tết Đoan Ngọ đã trở thành là một ngày Tết truyền thống đối với người Việt Nam. “Tết giết sâu bọ” hay hiểu đơn giản là diệt các loài sâu bọ có hại cho cây trồng. Còn trong dân gian có quan niệm bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại kí sinh gây hại, cũng chính ngày này các kí sinh trùng đó sẽ ngoi lên, chúng ta sẽ tận dụng các thứ chua, cay, chát như: cơm rượu nếp, mận … để loại bỏ chúng. Nếu thưởng thức món này vào buổi sáng sớm khi chưa ăn gì thì lại càng hiệu nghiệm.

Theo Phật giáo con người đau khổ nguyên nhân do 3 độc là : tham lam, nóng giận và không hiểu biết, ba thứ này không khác gì sâu bọ đục khoét thân tâm con người khiến muôn người dù giàu nghèo đều chịu cảnh thống khổ như nhau, ngụp lặn trong luân hồi, biển khổ. Khi sống thì mong cầu địa vị danh vọng tiền tài sống hoài sống mãi, nhưng đó chỉ là một ước vọng mà chưa bao giờ được thỏa mãn. Khi ra đi cũng chỉ là cái chết luôn toàn thắng . Cuộc sống của con người luôn phải ngụp lặn trong biển luân hồi vô thủy vô chung (không có bắt đầu, không có kết thúc), bị dẫn dắt theo những nghiệp báo mình từng tạo ra. Không ai biết mình từ đâu đến, từng là ai trong kiếp trước và sau này sẽ đi đâu, sẽ đầu thai thành cái gì… Chỉ những người tu hành đạt thánh quả A La Hán mới vượt ra khỏi vòng sinh tử, chấm dứt luân hồi và biết được về tiền kiếp của mình cũng như các chúng sinh khác.

Nguyện rằng trong thời khắc khí dương mạnh nhất, mọi người cùng nhau nhất tâm niệm Phật làm lành lánh dữ, khêu cao ngọn đèn trí tuệ, trải rộng khắp lòng yêu thương, nguyện cho người người, nhà nhà  hưởng trọn vẹn hai chữ bình an.

 PGĐS -Trang Vân 

Bài viết liên quan

Phản hồi