Sức mạnh của lời nói thiện

Dựa vào cảm nhận, chúng ta sẽ thấy rằng, bất cứ một lời nói nào đều sẽ đem lại những kết quả khác nhau. Lời tốt đẹp khích lệ người khác sẽ giúp họ làm những việc thiện lành, còn lời nói ác đả thương người lại có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Kẻ xấu tạo tin đồn làm hại người khác vẫn tự cho mình là nghĩ được kế hay, nhưng họ đâu biết rằng những gì chờ đợi họ ở phía trước lại là hận thù hay báo ứng.
Lời nói thiện như một bông hoa làm ấm lòng người khác – Ảnh: David Trood

Có một câu chuyện kể về nhà văn Đài Loan Lâm Thanh Huyền như thế này:

Nhà văn Đài Loan – Lâm Thanh Huyền hồi còn là học sinh cấp hai, học lực và hạnh kiểm của ông đều là xếp loại kém. Năm ấy, ông có hai lần mắc lỗi nghiêm trọng và hai lần lỗi nhẹ, cho nên đã bị lưu ban, thậm chí còn bị đuổi ra khỏi ký túc xá của trường.

Rất nhiều thầy cô đã không còn hi vọng gì ở ông, nhưng thầy giáo dạy văn Vương Vũ Thương của ông lại không hề ghét bỏ ông. Người thầy này thường hay đưa ông về nhà ăn cơm, khi thầy bận việc phải nghỉ, còn bảo Lâm Thanh Huyền mang bài lên lớp cho các bạn.

Thầy giáo Vương từng nói với Lâm Thanh Huyền rằng: “Thầy đã dạy học 50 năm, liếc mắt đã nhận thấy con là một học sinh có tài năng”.

Những lời nói này đã khiến cho Lâm Thanh Huyền vô cùng cảm động và trong lòng ông thực sự bị chấn động sâu sắc. Để không phụ lòng nỗi khổ tâm của thầy giáo, từ đó về sau ông đã luôn nỗ lực cố gắng, quyết tâm làm một người có ích cho xã hội.

Có một câu chuyện kể về nhà văn Đài Loan Lâm Thanh Huyền như thế này:

Nhà văn Đài Loan – Lâm Thanh Huyền hồi còn là học sinh cấp hai, học lực và hạnh kiểm của ông đều là xếp loại kém. Năm ấy, ông có hai lần mắc lỗi nghiêm trọng và hai lần lỗi nhẹ, cho nên đã bị lưu ban, thậm chí còn bị đuổi ra khỏi ký túc xá của trường.

Rất nhiều thầy cô đã không còn hi vọng gì ở ông, nhưng thầy giáo dạy văn Vương Vũ Thương của ông lại không hề ghét bỏ ông. Người thầy này thường hay đưa ông về nhà ăn cơm, khi thầy bận việc phải nghỉ, còn bảo Lâm Thanh Huyền mang bài lên lớp cho các bạn.

Thầy giáo Vương từng nói với Lâm Thanh Huyền rằng: “Thầy đã dạy học 50 năm, liếc mắt đã nhận thấy con là một học sinh có tài năng”.

Những lời nói này đã khiến cho Lâm Thanh Huyền vô cùng cảm động và trong lòng ông thực sự bị chấn động sâu sắc. Để không phụ lòng nỗi khổ tâm của thầy giáo, từ đó về sau ông đã luôn nỗ lực cố gắng, quyết tâm làm một người có ích cho xã hội.
Tôn Tử cũng từng nói : “Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm giáo”. Miệng người lợi hại tựa như đao kiếm sắc bén. Dùng nó vừa có thể tu hành lại vừa có thể tích đức. Nhưng miệng thông thường lại chính là thứ dễ tạo nghiệp nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ gặp không ít người có tài ăn nói, biết cách chuyện trò. Nhưng tiếc là khả năng nếu bị đặt nhầm chỗ, họ lại nói lời chanh chua cay nghiệt, không cho người khác có chút cơ hội để biểu đạt ý kiến. Trong cuộc sống thường ngày, nếu như ai đắc tội với họ, họ sẽ dùng hết khả năng miệng lưỡi, nghiến răng chửi bới, không ngừng cười nhạo châm biếm, dùng lời ác độc tấn công người khác. Họ sẵn sàng tiết lộ bí mật mười mấy năm hoặc chuyện riêng tư của người khác, làm người ta không còn thể diện, lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề, họ sẽ trở nên vô cùng đáng thương…

Đối với những người tu luyện mà nói thì tu khẩu còn là một trong những điều quan trọng nhất trên con đường tu hành. Người tu luyện chân chính sẽ không nói dối, không nói lời ác độc, không nói lời ngông cuồng. “Ngồi tĩnh tọa suy nghĩ lỗi của mình, khi rảnh rỗi trò chuyện cũng không nói xấu người khác” – đó không chỉ là việc tu dưỡng cơ bản của các hành giả, mà còn là của mỗi người trong chúng ta.

An Hòa

Bài viết liên quan

Phản hồi