Phật dạy về cách tìm kiếm tình yêu đích thực: Yêu thương là phải “từ, bi, hỉ, xả”

Đức Phật dạy rằng, nói yêu thôi là chưa đủ, cần phải biết yêu thương đúng cách thì mới mong có được cuộc sống hạnh phúc. 

“Có hiểu thì mới có thương”

Đức Phật dạy, “có hiểu thì mới có thương”, từ bi phải gắn liền với trí tuệ. Không hiểu thì không thể có được sự yêu thương sâu sắc, không thể có tình yêu thương đích thực. Và nói cách khác, tình yêu thương cần được xây dựng trên nền tảng của sự hiểu biết.

Mỗi người chúng ta đều có nỗi niềm riêng, hạnh phúc riêng và sự đau khổ riêng. Nếu không hiểu thì sẽ giận hờn, trách móc, sẽ ảnh hưởng đến chuyện tình cảm. Nếu không hiểu thì sự yêu thương của mình sẽ làm cho người khác thấy khó chịu, phiền toái. Nếu không hiểu thì sẽ làm cho người mình yêu thương đau khổ suốt đời.

Duc-Phat-day-cach-tim-kiem-tinh-yeu-dich-thuc

Được hiểu và được yêu thương vốn là nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường tỏ ra chán nản và buồn bã vì cảm thấy “chẳng ai hiểu mình”. Họ lang thang trong cuộc đời để tìm kiếm người tâm đầu ý hợp, khi gặp được rồi thì cảm thấy đây chính là may mắn to lớn của cuộc đời và tình yêu sẽ nảy nở rồi lớn lên.

Theo quan niệm nhà Phật, “có hiểu mới có thương” chính là nguyên tắc chọn người yêu, chọn vợ chọn chồng chuẩn nhất. Dù người ta có điều kiện tốt, vẻ bề ngoài đẹp đẽ nhưng không hiểu mình thì cũng sẽ làm cho mình khổ suốt đời.

Phía sau cánh cửa hôn nhân sẽ mở ra 2 con đường, một là đường sẽ dẫn bạn đến hạnh phúc đầy hoa hồng và còn lại là con đường dẫn bạn đến ngục tù. Để tìm được người tri kỷ thì phải thật cẩn thận vì đây là 1 sự mạo hiểm lớn nếu bạn không muốn đẩy cuộc hôn nhân của mình đến địa ngục.

Yêu thương là phải “từ, bi, hỉ, xả”

“Từ” là khả năng mang lại hạnh phúc cho người mình yêu, yêu thương không chỉ có “nhận” mà phải có “cho”, thế nhưng “cho” không đúng cách cũng chỉ làm khổ nhau mà thôi. Tình yêu không mang lại hạnh phúc cho người mình yêu thì không phải tình yêu đích thực. Yêu nhau thực sự là phải làm cho người ta hạnh phúc mỗi ngày.

“Bi” là khả năng người ta “lấy cái khổ” ra cho mình, nghĩa là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Mình đã khổ mà việc yêu người ta lại khiến cho mình khổ thêm thì đó cũng không phải tình yêu đích thực. Mục đích của tình yêu là khiến hai người trở nên hạnh phúc hơn chứ không phải cả 2 cùng trở nên đau khổ, tuyệt vọng. Người mình yêu phải là người biết chia sẻ, xoa dịu và làm vơi bớt nỗi đau trong cuộc đời mình.

Duc-Phat-day-cach-tim-kiem-tinh-yeu-dich-thuc-9

“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật là tình yêu phải khiến cho cả hai người đều vui vẻ, hạnh phúc. Càng yêu nhau thì niềm vui càng lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc, nhân duyên như vậy mới là nhân duyên tốt đẹp.

“Xả” là không phân biệt, kỳ thị trong tình yêu. Yêu một ai đó là chấp nhận mọi ưu điểm cũng như khuyết điểm của họ, lấy hạnh phúc của họ làm hạnh phúc của mình, lấy đau khổ của họ làm đau khổ của mình. Hạnh phúc hay khổ đau không phải chỉ là vấn đề cá nhân.

Sau cùng, Đức Phật khuyên rằng, yêu thương là phải làm cho người ta bớt đau khổ, tìm thấy hạnh phúc, bình yên.

Mộc Miên

Bài viết liên quan

Phản hồi