Phật dạy phước là chìa khóa đưa tới giải thoát giác ngộ

Người phước nhiều được nhiều người kính trọng. Người phước ít, ít được người kính trọng. Người thiếu phước bị người ta khinh bỉ. Giá trị con người nằm ở chỗ có phước hay không có phước.

Đó là quy luật, đừng nghĩ tại sao tôi cũng là người mà tôi không được tôn trọng. Vì anh ít phước, vì anh thiếu phước, anh nặng nghiệp nên bị người khác xem thường. Đó là chúng ta nói theo nhân quả, không phải kỳ thị giàu nghèo, giai cấp, dòng dõi xuất thân.

Dù anh thuộc giai cấp nào, dòng dõi nào, giàu hay nghèo nhưng nếu anh thiếu phước anh sẽ bị người khác xem thường. Nếu anh là người biết làm phước, làm cho phước mình tăng từng ngày, từng ngày thì trước mắt mọi người, anh là người đáng kính trọng.

phat-day-phuoc-la-chia-khoa-dua-toi-con-duong-giac-ngo-01Nếu người nào là người biết làm phước, làm cho phước mình tăng từng ngày, từng ngày thì trước mắt mọi người, người đó là người đáng kính trọng. 

Phật dạy luật nhân quả là như vậy, chúng ta đừng đòi hỏi người khác phải kính trọng mình mà hãy tự đòi hỏi mình là người có đức phải biết làm phước trước. Một người khi đã đầy đủ Phước Đức, không cần mong đợi hay kêu gọi, người khác vẫn tự nhiên kính trọng mình.

Những người uống rượu say, sử dụng ma túy v.v…để hưởng thụ khoái cảm là những người đốt phước của mình rất nhanh chóng và khiến mình không được người khác kính trọng.

Có ba nguyên nhân để được người khác kính trọng:

– Một là biết kính trọng những người đáng kính trọng, đó là những bậc Thánh, những người tốt trên đời này.

– Hai là thường giúp đỡ những người khác; rộng lòng bố thí, giúp đỡ người nghèo.

– Ba là biết tu sửa nội tâm mình cho thuần thiện, lúc nào cũng có lòng thương yêu con người, trừ diệt cái xấu, bồi dưỡng cái đức của nội tâm.

phat-day-phuoc-la-chia-khoa-dua-toi-con-duong-giac-ngo-02Trong cuộc sống có những người rất được kính nể mà cũng có người bị xem thường do Phước có hay không.

Dù có thể chưa giúp được nhiều người nhưng lúc nào ta cũng cố gắng thương yêu con người, biết quan sát trừ diệt từng lỗi nhỏ nhặt… tức là biết tồn dưỡng cái Đức của nội tâm, chắc chắn ta sẽ thành tựu được cái Phước khả kính.

Ngược lại cũng có những nguyên nhân làm ta mất phước để rồi thọ lãnh sự khinh bỉ:

Thứ nhất là: chê bai, khinh  thường bậc đáng kính, đặc biệt là bậc Thánh.

Thứ hai là: hưởng thụ, lấy niềm vui của kẻ khác làm niềm vui của mình mặc cho họ đau đớn khổ sở. Nặng nề nhất là trường hợp của những người sử dụng ma túy.

Thứ ba là: không tu sửa nội tâm. Người có một nhân cách bình thường, nói năng không đúng lúc, suy nghĩ những điều thấp hèn và làm việc gì cũng sơ xuất, qua loa thì chắc chắn không bao giờ được ai kính nể.

Vì thế trong cuộc sống có những người rất được kính nể mà cũng có người bị xem thường do Phước có hay không. Có những người càng già càng được kính trọng vì họ tích được nhiều Phước.

Nhưng cũng có người càng già họ càng bị xem thường vì ho không làm phước mà chỉ hưởng thụ suốt một đời đến khi tuổi già, thậm chí đến đứa con nít cũng không kính trọng. Ngược lại có những người khi còn trẻ vẫn được người ta kính trọng vì có phước từ đời trước.

phat-day-phuoc-la-chia-khoa-dua-toi-con-duong-giac-ngo-03Phước làm nên phẩm giá, giá trị của mỗi người, đồng thời cũng là vốn để dành đi về kiếp sau và cũng là sức mạnh để đi vào Thiền định, giải thoát.

Phật dạy phước tạo nên giá trị con người. Để làm được một con người đầy đủ ý nghĩa, đầy đủ giá trị, chúng ta nhớ hãy thường xuyên làm phước.

Phước đó làm nên phẩm giá, giá trị của mỗi người chúng ta, đồng thời cũng là vốn để dành đi về kiếp sau và cũng là sức mạnh để chúng ta đi vào Thiền định, giải thoát. Do đó  phước như chiếc chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa để ta ung dung đi tìm con đường Giải thoát Giác ngộ.

Hoài Lương

Bài viết liên quan

Phản hồi