Ninh Bình: Chư Tăng Ni hai huyện Gia Viễn và Nho Quan tập trung Bố tát thính giới

PGĐS – Sáng nay ngày 29/11/Nhâm Dần Chư Tăng, Ni hai huyện Gia Viễn và Nho Quan đã vân tập về Chùa Hồng An – Gia Viễn bố tát định kỳ hàng tháng.

Theo truyền thống Ấn Độ, vào thời đức Phật (cũng như trước đó), tu sĩ của các Tôn giáo thường tập hợp sinh hoạt hằng tháng vào các ngày 8, 14, 15, 23, 29 và 30 để học tập kinh luật và sách tấn nhau tu học. Vua Tần-bà-sa-la trông thấy không khí sinh hoạt của họ có nhiều ý nghĩa nên suy nghĩ: “Nếu chúng Tỳ-kheo đệ tử của Phật cũng sinh hoạt như thế thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các Phật tử tại gia.” Do đó, ông đích thân đến trình bày với Phật, và Phật chấp nhận ý kiến của ông. Thế rồi, Phật tập hợp các Tỳ-kheo, quy định cứ mỗi tháng chúng Tỳ-kheo phải thực hành lễ Bố-tát hai lần vào ngày 15 và 30 hoặc 29 nếu tháng thiếu.

 

Bố-tát là từ dịch âm không đầy đủ của tiếng phạn Uposatha, có nghĩa là “ngày trai”, ngày phụng sự, ngày kiêng cữ v. v…; nói cách khác, là thực hành sự “trưởng tịnh” hay “trưởng thiện”, nghĩa là nuôi lớn sự thanh tịnh hay nuôi lớn thiện pháp.

Ban đầu, khi Bố-tát chỉ đọc tụng giới bổn một cách tổng quát, nội dung ấy được tóm lược bằng bài kệ: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo”. Sau đó, mỗi lần Bố-tát, tụng lại đầy đủ các giới mà Phật đã chế. Các giới này dần dần được kết tập hồn chỉnh gồm 5 thiên và 7 tụ như hiện nay. Cụ thể, Tỳ-kheo Nam Tông gồm có 227 giới, Tỳ-kheo-ni Nam Tông gồm 311 giới. Tỳ-kheo Bắc Tông gồm có 250 giới và Tỳ-kheo-ni Bắc Tông gồm 348 giới.

 

 

Theo đó, chư tôn đức nhất tâm thính giới, trang nghiêm thực hiện các nghi thức bố tát đúng theo quy luật thiền môn.

Lễ bố tát của Ban trị sự GHPGVN Huyện Gia Viễn và Nho Quan được tổ chức hàng tháng vào lúc 8giờ 30 sáng 14 và 29 Âm lịch, là nếp sống văn hóa truyền thống cũng như sinh hoạt đặc thù của Tăng Ni TP được duy trì trong nhiều năm qua.
Tâm Tuệ Sakya

Bài viết liên quan

Phản hồi