Nhân quả của tâm lý

Tâm mình muốn chúng sinh thành công. Tâm mình muốn cho người ta được đạo đức. Tâm mình muốn cho chúng sinh hết lỗi lầm, tâm mình muốn cho người ta biết tu hành, tâm mình muốn cho người ta thành tựu sự giác ngộ, thì những điều đó tới với mình hết.

Có cái nhân quả là khi mình muốn cho ai điều gì thì chính mình sẽ được như thế. Ví dụ như mình thấy cái người học giỏi thành tài mà tâm lý mình cứ ấm ức trong lòng, mình nghĩ là tại sao người thành đạt không phải là mình, mà lại là người khác…Thì cái tâm lý này coi chừng mình bị cái nghiệp khắc khổ.

Cho nên khi thấy ai có cái gì hay thì ta nên tùy hỷ….Thấy ai có hạnh phúc sung sướng ta nên tùy hỷ, thì cái tâm đó thấy không có tốn tiền mà nghiệp lành mở ra, phước đức đón mời ta.

Nên bây giờ chúng ta sống trên đời chỉ cần cái tâm đối với con người thôi.

Tâm mình muốn chúng sinh hạnh phúc.

Tâm mình muốn chúng sinh thành công. Tâm mình muốn cho người ta được đạo đức. Tâm mình muốn cho chúng sinh hết lỗi lầm, tâm mình muốn cho người ta biết tu hành, tâm mình muốn cho người ta thành tựu sự giác ngộ, thì những điều đó tới với mình hết.

Nên vì vậy lúc nào ta cũng có cái ước muốn đúng thì ta đã vạch ra cái nhân quả đi đến sự tốt lành rất là lớn.

a

Nên bây giờ ta nhìn ai ta hãy tặng cho họ một ước muốn là mong cho người ta đi Chùa biết Đạo, hoặc là thấy ai có Đạo Hạnh thì mình mong cho người ta trở thành Giảng Sư nổi tiếng….Mà mình hay tác ý tốt như vậy thì nó diệt cái tâm mình muốn tầm bậy tầm bạ trong lòng mình.

Vì có khi có nhiều cái vọng tưởng trong tâm mình khởi lên không phải của mình, mà nó vô tình khởi lên mà mình chấp lấy nó thì nó thành cái Nghiệp của mình.

Ví dụ mình thấy người ta đi xe Air Blade mới rất là ngon, cái mình ngồi nghỉ để xe ở đó mất cho đáng đời, nhiều khi cái ý nghĩ đó không phải của mình nhưng nó thành Nghiệp của mình. Mai mốt mình bị Nghiệp mất xe….nên cái ý nghĩ xấu khởi lên mình phải cẩn thận coi chừng thành Nghiệp của mình.

Đa phần người mà ở đỉnh cao vinh quang thường họ không tin Nhân Quả, vì họ rất kiêu ngạo nên họ nghĩ họ tính đâu ra đó, họ nghĩ ý họ muốn gì được nấy, họ nghĩ họ khôn ngoan, sâu sắc, mưu trí sắp xếp phán đoán…Cho nên khi ta gặp trường hợp người có phước lớn thật sự ta rất khó hóa đó được họ.

Chỉ có cái người có thiện căn mới hiểu một điều là mọi cái thông minh, cái mưu trí, tiền bac, quyền lực mình đang có là do phước đời xưa đã từng gây tạo, cho nên bây giờ mới xuất hiện sự thông minh, xuất hiện tài phán đoán và sự sáng suốt.

còn người mà đang hưởng Phước, tức là đang có tiền bạc, có quyền lực mà tin Nhân Quả thì người này có thiện căn rất sâu dày, Người này là viên ngọc giữa đời.

Suốt kiếp này chúng ta phải cố gắng làm phước nhiều, vì khi ta ngưng làm phước ta rất dễ rớt xuống địa ngục.

Trong kiếp xưa ai cũng từng làm điều ác, và không biết quả báo ác trổ ra lúc nào, cái người có Phước nhiều mà quả báo ác trổ ra thì đỡ khổ, còn người Phước chưa có mà quả báo ác trổ ra thì rất là khổ.

Ví dụ hai đứa trẻ đều trả quả báo bị tật nguyền bò bò lết lết giống nhau, nhưng một đứa có phước nhiều thì được sinh vào nhà giàu sang có người ẵm bồng đúc cơm và có bác sĩ chăm sóc, và được Cha Mẹ yêu thương chăm sóc.

Hai trường hợp này cùng trả quả báo như nhau. Nhưng mà một người trả quả báo khi có phước giàu sang thì không sao….Còn một người trả báo khi không có một chút phước nào nữa thì thê thảm vô cùng.

Thì chúng ta cũng vậy, ta không biết đời xưa mình đã tạo nghiệp gì mình không biết, và vì lý do gì đó mà quả báo chưa hiện ra, thì bây giờ mình cứ lo làm phước nhiều, một ngày nào đó mình cũng trả Nghiệp, nhưng mình trả trong lúc mình giàu sang mình đẹp trai, nó đỡ hơn là mình trả Nghiệp lúc mình nghèo mà mặt mình xấu.

Ví dụ như mình cục một tay nhưng gương mặt mình đẹp như thiên thần thì người ta vẫn lại dắt mình đi qua cầu thang vì họ thấy người cục tay tội nghiệp quá.

Nhưng khi mặt mình xấu như ma lem thì khi mình té ngoài đường người ta cũng kệ mình, cái khác nhau giữa người có Phước và người không có Phước là như vậy.

Nên vì vậy sống cả một đời ta phải cố gắng làm phước chứ đừng ngưng, vì không biết quá khứ mình đã tạo nghiệp như thế nào.

Đức Phật nói: Tài sản khiến kẻ ngu. Quên đường về giác ngộ:

Nghĩa là khi người ta hưởng sung sướng nhiều quá rồi thì không thích tu vì thấy mình mỹ mãn nên tự mãn không tu nữa.

còn người ở lửng lửng biết đời sống mình chưa là cái gì nên đi tìm giá trị ở tâm linh để vượt lên.

Còn cái người giàu mà biết tu thì quá hay. Chứ đa phần là khi giàu rồi thì không muốn tu.

Cái tội cơ bản của chúng sinh là vì tham giàu sẵn sàng làm những điều tội ác.

Ví dụ như mình tham tiền mình móc túi người ta, mình tham tiền mình vào nhà người ta mình trộm rồi giết người luôn…Và có những trường hợp tham quyền rồi cấu kết với thế lực ngoại bang mà bán đất nước mình luôn. Tội cực nặng như vậy chỉ vì cái tham giàu tham quyền.

Khi mình có ý nghĩ mong cho người khác được hưởng sung sướng, hoặc mình làm Phước giúp ai mình cũng mong họ được hưởng sung sướng thì sau này Phước đến cho mình giàu sang thì mình cũng rất dễ giải với mình trong việc hưởng thụ…Vì mình muốn cho người ta hưởng sung sướng nên giờ nhân quả trở lại là chính tâm mình thích hưởng thụ….Và cái sự hưởng thụ của mình cũng cản đường mình tu hành huớng về giải thoát, đây là phản ứng phụ.

Còn người giàu mà khi cúng dường làm Phước giúp người xong rồi tiếc thì sau này được giàu nhưng mắc quả báo là mình tự sống khắc khổ vì cái tâm tiếc. Đó là Nhân Quả.

Nên vì vậy mỗi khi mình cúng dường cho quý Thầy quý Cô, thì mình phải nghĩ cái sự cúng dường này cho chùa sẽ biến thành Đạo Pháp trang rãi cho nhiều người được tu hành giải thoát.

Hoặc mình bố thí cho ai tiền hay mình giúp cho ai cái gì đó thì trong đầu mình phải nghĩ là mình mong rằng người này ăn miếng cơm này, mặc bộ đồ này, sử dụng số tiền này rồi biết tu hành để giải thoát.

Thì sau này khi Phước đến với mình bỗng nhiên mình được nhiều cái may mắn thuận lợi trong cuộc sống thì lòng mình lúc nào cũng nghĩ về tu hành giải thoát chứ không có hưởng thụ rồi dừng lại.

Vô Thường (ST)

Bài viết liên quan

Phản hồi