Người cư sĩ, nữ giới tu thành Phật không?
Phật dạy: “…Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Đức Phật là Phật đã thành, chúng sanh là bậc sẽ thành Phật….” Ai khéo tu thì được, ai vụng tu thì sa đọa.
Bồ tát muốn tu thành Phật phải trải qua ba vô số kiếp, bước qua năm mươi hai lớp nhơn quả tướng tu hành, nên chúng sanh nào dù cư sĩ hay nữ giới phát tâm tu hành tinh tấn, giữ giới tinh nghiêm, một lòng cứu giúp chúng sanh, không còn phân biệt thân sơ quen lạ, lo cho chúng sanh chung, không còn lo cho gia đình, vượt bến tử sanh một lòng vì chúng sanh mà tìm chân lý giải thoát những khổ đau đói nghèo, nô lệ trong cuộc đời cho họ thì đắc đạo tại thế như Phật Thích Ca. Sự đắc đạo thành Phật là do sự giác ngộ cao độ của người tu; những ai giác ngộ cao độ thì thành Phật, ai không giác ngộ cao độ thì không thành Phật; nên không còn phân biệt các tướng nam tướng nữ già trẻ có tu thành Phật hay không nữa!
Theo giáo nghĩa đại thừa chỉ thì sự tu hành đắc đạo căn cứ vào sự giác ngộ của từng cá nhân, việc thành Phật không có cấp bậc như thế gian, người xuất gia tu thành Phật theo thứ bậc xuất gia; người cư sĩ tu hành thành Phật theo thứ bậc cư sĩ; chớ không phải người cư sĩ tu hành lên cấp bậc xuất gia rồi mới tu thành Phật.
Người tu Phật, khi đã được giác ngộ có trí tuệ, học hiểu pháp môn “Tứ tất đàn” thế giới tất đàn, các vị nhơn tất đàn, đối trị tất đàn, đệ nhất nghĩa tất đàn… khéo biết tâm tưởng của chúng sanh là giả hợp, có thịnh suy, sanh trụ dị diệt, duyên hợp huyễn có, vô thường khổ không vô ngã các pháp vốn không tự tánh… rồi mới tùy theo căn cơ của họ mà giáo hóa cho được giác ngộ thành Phật, đó là từ diệu dụng giác ngộ đi đến diệu dụng giác tha độ đời chung cho Đại chúng bộ, Thượng tọa bộ trong giáo pháp nhà Phật là vậy.
Phản hồi