Phật tại tâm là gì?

Phật tại tâm là ở nơi nào trong tâm? Tìm Phật… bằng cách gì?

 Hỏi: người ta thường nói: “Phật tại tâm”. Xin cho biết, Phật tại tâm là ở nơi nào trong tâm? Tìm Phật trong tâm bằng cách gì?

 Đáp: Hiểu “Phật tại tâm” như thế nào cho đúng…?

Các câu nói, “Phật tại tâm”, “Phật trong tâm”, “trong tâm có Phật”… mà chúng ta thường hay nghe người tu hành nói đến như một lời khuyên bảo rằng, người tu hành không nên tìm Phật ở đâu xa, mà hãy tìm Phật trong chính tâm của mình.

Phật tại tâm là ở nơi nào trong tâm? Tìm Phật… bằng cách gì?

Xét về khía cạnh đạo đức hay luân lý thế gian thì câu nói này có thể chấp nhận, vì nó bao hàm ý nghĩa khuyến dụ con người tìm thấy cái hay, cái đẹp, sự tốt lành… trong chính họ mà không phải chạy theo những thứ “đạo đức giả tạm” ở bên ngoài. Tuy nhiên, về chuyên môn mà nói, câu nói trên không mô tả hết ý nghĩa đích thực thế nào là “Phật tâm”, thậm chí đôi lúc nó hướng người đến chỗ dụng công loay hoay tìm kiếm một “ông Phật” nào đó trong tâm, không phù hợp với thật nghĩa Phật tâm, cũng như không thể là phương tiện thiện xảo giúp người giác ngộ Phật tâm.

Thật nghĩa của Phật đạo không phải là trong tâm có một ông Phật, mà khi giác ngộ, “tâm ấy chính là Phật”.

Thật nghĩa của Phật đạo không phải là trong tâm có một ông Phật, mà khi giác ngộ, “tâm ấy chính là Phật”.

Thật nghĩa của Phật đạo không phải là trong tâm có một ông Phật, mà khi giác ngộ, “tâm ấy chính là Phật”. Có nghĩa rằng, khi mê cũng tâm ấy, nhưng do u tối nên tâm thức trở thành tâm thức của một chúng sanh. Điều này giống như hư không, không có đèn nơi hư không ấy trở thành tối, có đèn hư không ấy trở thành sáng. Tối hay sáng là do có đèn hay không, chứ không phải hư không tự có sáng hay tối.

Đây là lý do vì sao Đức Phật dạy trong kinh Kim Cang: “Nầy Tu-Bồ-Đề! Chúng-sanh kia chẳng phải chúng sanh, cũng chẳng phải là không phải chúng sanh. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Những chúng sanh, chúng sanh đó, Đức Như-Lai nói chẳng phải chúng sanh, đó tạm gọi là chúng sanh”… để tuyên thuyết về thật nghĩa của tâm, như người xưa thường hay nói: “Tức tâm tức Phật” hay “tâm ấy tức Phật”, “tâm ấy là Phật”, “tâm ấy làm Phật”. Do những kiến giải ở trên, các câu hỏi của bạn như: “Phật tại tâm là ở nơi nào trong tâm? Tìm Phật trong tâm bằng cách gì?” không thể thành lập được.

Khi người ta làm ác, Phật trong tâm có ác theo hay không? Một con quỷ trong tâm có Phật hay không?

Khi một hữu tình đang ở trong ác nghiệp với đầy đủ ác niệm thì toàn tâm hữu tình ấy là ác tâm. Nếu hữu tình này giác ngộ, ác niệm tịch diệt, ác nghiệp tiêu trừ, chẳng mê mờ hay tích chứa hai nghiệp ác hay thiện, lập tức tâm của hữu tình ấy chẳng khác tâm Phật. Để minh họa cho điều vừa nêu, Thiền sư Huệ Sinh đời Lý có bài kệ như sau:

“Pháp bản như vô pháp,

Phi hữu diệc phi không.

Nhược nhân tri thử pháp

Chúng sinh dữ Phật đồng.

Tịch tịch Lăng già nguyệt

Không không độ hài chu

Tri không, không giác hữu

Tam muội nhậm thông chu.”

Về ý của câu hỏi: “Một con quỷ trong tâm có Phật hay không?” Nếu bạn hiểu phần trả lời ở trên, thì bạn sẽ tự trả lời cho chính mình về phần này của câu hỏi.

Mình cũng xin thêm một ý nhỏ, chữ Phật mà chúng ta đang luận bàn, nhằm nói đến “bản tâm thanh tịnh”, do bản tâm thanh tịnh mà gọi là Phật tâm, chứ tâm này chưa phải là tâm của một Đẳng Chánh Giác đủ mười danh hiệu như Thích Ca Mâu Ni.

Bài viết liên quan

Phản hồi