Nghiệp báo là gì và những hoạt động dẫn đến nghiệp báo theo giáo lý nhà Phật

Theo giáo lý nhà Phật, nghiệp báo là nhân quả trong đường luân hồi. Những người làm nhiều việc ác bị báo ứng cả về vật chất lẫn tinh thần.

Nghiệp báo là gì?

Theo quan niệm nhà Phật, mọi việc khổ vui trong kiếp hiện tại của chúng ta đều do nghiệp quá khứ và hiện tại cho phối. Nếu là nghiệp lành thì vui vẻ, hoan hỉ. Còn nếu nghiệp ác thì sẽ chịu khổ. Một khi nghiệp đến, chúng ta dù muốn dù không cũng phải chịu. Bởi đó là kết quả do hành động của chính chúng ta tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, có làm thì phải có chịu.

Vậy nghiệp báo là gì? Nghiệp theo chữ Phạn là Kamanma, có nghĩa là hành động từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm. Tất cả điều sinh ra bởi ý muốn có tác ý. Do đó nghiệp là tư tưởng, lời nói, việc làm có tác ý, nếu không có ý muốn sẽ không có nghiệp.

Nghiệp thiện là hành động lành đem lại sự an lạc cho chúng sinh. Nghiệp ác là hành động dữ làm đau khổ chúng sinh. Định nghiệp là hành động hoặc lành hoặc dữ có cộng tác với ý thức tạo nghiệp thành quyết định. Bất định nghiệp là hành động hoặc lành hoặc dữ không cộng tác với ý thức nên thành nghiệp không quyết định.

Báo có nghĩa là trả lại, kết quả, như trả ân, báo phục: Ân trả ơn, oán báo thù. Chúng ta có hành động lành hay dữ, kết quả của hành động ấy sẽ đến hoặc sớm hoặc muộn. Ví dụ, chúng ta chửi mắng người khác là hành động dữ, người ấy sẽ mắng chửi lại ngay sau đó hoặc vào một thời gian khác, khó tránh khỏi.

nghiep-bao-la-giNghiệp sinh ra từ miệng, phúc vào từ tâm

Sự báo đáp cân xứng thì được gọi là báo. Báo có 3 thứ: hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là quả báo hiện tại, những hành động lành hay dữ ngay trong đời này chịu quả báo. Sanh báo là quả báo đời sau, hành động tốt xấu của 3 nghiệp, đến đời sau mới chịu quả báo. Hậu báo là về sau lâu xa mới chịu quả báo.

Theo giáo lý nhà Phật, nghiệp báo là nhân quả trong đường luân hồi. Nghiệp từ thân, miệng, ý chúng ta tạo ra. Bởi thân miệng ý chúng ta làm lành, nói lành, nghĩ lành nên tạo ra nghiệp lành. Thân nghiệp ý chúng ta làm dữ, nói dữ, nghĩ dữ thì tạo ra nghiệp dữ.

Chính vì thế, chúng ta chủ nhân tạo nghiệp cũng chính chúng ta là chủ nhân thọ báo. Ngang đây chung ta hãnh diện đã thoát khỏi mọi quyền lực thiêng liêng ban nhân xuống phước. Chúng ta cũng hiên ngang thọ nhận tất cả quả khổ vui mà không có một lời than trách nào. Chúng ta  khôn ngoan biết chọn lựa nghiệp nhân nào mình thích mà làm, không còn mù quáng làm càn bướng. Ðây là sự trưởng thành, khi rõ nghiệp từ đâu có.

Chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ, mắt chúng ta thấy cảnh ấy, tai chúng ta nghe thấy tiếng ấy, hạt giống lành dữ ấy đã rơi vào tàng thức chúng ta. Kẻ đối tượng bị chúng ta làm khổ vui cũng thế, do mắt thấy, tai nghe nên hạt giống biết ơn hay thù hằn đã rơi vào trong tàng thức của họ. Khi đó, cả hai gặp lại nhau thì hạt giống ân oán ấy trỗi dậy, khiến hai bên tạo thêm một lần nghiệp lành dữ nữa. Cứ như thế, nghiệp tạo ngày càng dày, ân oán ngày càng cao.

Ngược lại, nếu mỗi ngày chúng ta đều gieo vào tàng thức những hạt giống vui tươi, đến khi thân này sắp hoại, chúng ta không còn đủ nghị lực làm chủ, những hình ảnh vui tươi ấy sẽ hiện đến với chúng ta, mời chúng ta đến cảnh vui tươi.

Những hoạt động dẫn đến nghiệp báo theo giáo lý nhà Phật

Nghiệp báo vốn là nhân quả trong đường luân hồi. Nhưng không phải hoạt động nào cũng có báo, những việc vô ký như đi, đứng, nằm, ngồi… không làm hại cũng không làm lợi cho ai, thì không có nghiệp báo, hoặc nói một cách khác, chỉ có nghiệp báo vô ký, không ảnh hưởng gì, trong đường luân hồi.

Các hành động để lại nghiệp được chia thành 2 loại là nghiệp báo quả lành và nghiệp báo ác.

Hành động nghiệp báo tạo quả lành gồm:

– Bố thí, có lòng quảng đại giúp đỡ người về mọi phương diện.

– Trì giới, tránh làm ba điều ác về thân, bốn điều ác về miệng, và ba điều ác về ý.

– Phục vụ tôn kính người đáng được phục vụ, đáng được tôn kính.

– Vui vẻ hoan hỷ vui mừng khi thấy người khác được phúc báo tốt đẹp.

– Học hỏi các điều hay lẽ phải trong Phật pháp, tu hành và giáo hóa chúng sinh.

– Giữ gìn vẹn toàn chính kiến không để quên và không để ái dục vô minh lung lạc.

  • Nhớ nghĩ đến chúng sanh và hồi hướng phúc đức cho tất cả chúng sinh.

nghiep-bao-la-gi-0Thấu rõ lý nghiệp báo, chúng ta cố gắng tạo điều kiện thuần thiện để được quả báo toàn vui, nếu còn chấp nhận ở trong sanh tử

Hành động ác gây nghiệp dữ:

– Nghiệp báo sát sinh: Giết hại tùy theo là bậc chân tu hay người thường, hoặc tùy theo sinh vật lớn hay nhỏ mà bị quả báo nặng hay nhẹ khác nhau. Sau khi chết đọa sinh vào Địa ngục, Súc sinh, hay trở lại làm người bị chết yểu, bệnh tật, hoạn nạn, chia ly, lo sợ, buồn rầu v.v…

– Nghiệp báo trộm cướp: Lấy trộm tiền bạc, của cải, vật dụng… tÙy theo nặng nhẹ mà gặp quả báo tương ứng.

– Nghiệp báo tà dâm: Hãm hiếp, dùng thủ đoạn lường gạt ái tình, trộm cướp hạnh phúc của người, gian dâm. Nếu được tái sinh làm người có vợ (chồng) không chung thủy, gia đình không hạnh phúc, có nhiều kẻ thù v.v…

– Nghiệp báo lừa gạt người, nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói ác, có nói không, không nói có…

– Nghiệp báo uống rượu: Kiếp trước uống rượu say có thể gây cả bốn nghiệp trên, hiện đời dễ mắc bệnh, chết sớm, gia đình mất hạnh phúc đi đến nghèo, con cái yếu đuối kém thông minh, kiếp sau làm người ngu dốt, mất trí, điên dại.

– Nghiệp báo Tham lam đố kỵ: Tham lam đủ thứ, thèm muốn lợi danh của người khác, luôn luôn chấp lòng ganh tị với kẻ khác. Nếu sinh làm người, sẽ là người không có ảnh hưởng, nói gì, làm gì cũng không có người theo, và ái dục tăng trưởng mạnh làm cho người ấy càng đi sâu vào tội lỗi, gây thêm nghiệp ác.

– Nghiệp báo sân hận: Thô lỗ, cục cằn, luôn giận dữ, nhăn nhó, khó chịu. Người có tính sân giận hay gây gổ tìm đủ mọi cách để bắt bẻ người khác…

– Nghiệp báo ngu si tà kiếm: Người không chịu học hỏi nghiên cứu, không chịu gần người có tài có đức học hỏi các điều phải trái vì vậy luôn hiểu sai lầm, những điều đúng cho là sai; như không tin nhân quả nghiệp báo, không tin nghiệp báo luân hồi sinh tử. Sau khi chết đọa vào cõi dữ, nếu được làm người sẽ là người tâm thần mê mẩn, ngu ngu khờ khờ, hoặc bệnh hoạn liên miên.

–  Nghiệp báo Kiêu ngạo ngã mạn: Không tôn trọng người đáng tôn kính, tự tôn tự đại, khinh người, coi trời bằng vung, coi mọi người như cỏ rác, và không biết phục thiện; khi chết đọa vào ác đạo, khi được trở lại cõi người nghèo nàn khốn khổ, bị người khinh rẻ, không dám ngẩng đầu lên.

–  Nghiệp báo Keo kiệt bủn xỉn: Dù giàu dù nghèo mà suốt đời keo kiết từng đồng, không cho dù với chút ít, từ phẩm vật, của cải, tiền bạc, đến lời chỉ bảo lợi ích. Người ấy: sống keo kiệt ích kỷ, và không có lòng thương người nghèo nàn khốn khổ; người ấy sau khi chết sinh vào cõi dữ, tái sinh vào nhân gian làm người nghèo hèn không của cải.

Nghiệp đã do chúng ta gây tạo biến chủng tử huân vào tàng thức. Muốn hết nghiệp cũng do chúng ta khéo loại hết những chủng tử nghiệp trong tàng thức ra. Khi kho tàng thức trong sạch gọi là tàng thức, là nhân sanh tử. Khi chủng tử trong kho ấy sạch hết, gọi là không Như Lai tàng, là kho Như Lai trống, tức là dứt mầm sanh tử.

Theo giáo lý nhà Phật, để hết nghiệp sanh tử, chúng ta phải ứng dụng những phương pháp tu để tiêu diệt các hiện hạnh từ chủng tử dấy khởi.Phương pháp niệm Phật, Trì chú, Tọa thiền đều nhắm vào mục đích này.

Khi đã thấu rõ nghiệp báo, chúng ta nên cố gắng tạo nhiều điều thiện để quả báo toàn vui.

Bài viết liên quan

Phản hồi