Một khi ta đã cho đi…

Ta cứ nghĩ mình cao thượng cho đi, thật ra là đang vun vén cho chính mình. Khi ta gieo xuống một mối duyên lành, người được nhận trước hết và nhiều nhất, không ai khác ngoài bản thân ta.

Tha thứ cho người,

bản thân mình thanh thản rồi,

cần gì người phải cảm kích?

Dang tay ra với người,

trái tim mình đã hóa thành biển khơi,

cần gì người phải mang ơn, ghi lòng tạc dạ?

Đặt mình vào vị trí của người,

đã hiểu hết được thấu cảm và yêu thương,

cần gì người phải nhận ra thiện ý?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ta buồn, trong nhiều trường hợp, bởi cứ khăng khăng chấp nhất muốn người phải “nhận ra”: Nhận ra ta tốt đẹp thế nào, nhận ra ta đã vì người mà làm bao nhiêu việc ra sao… Kỳ thực, khi ta mỉm cười với người, lòng này đã đủ an vui, người có mỉm cười đáp lại hay không đâu còn nhiều ý nghĩa?

Ta cứ nghĩ mình cao thượng cho đi, thật ra là đang vun vén cho chính mình. Khi ta gieo xuống một mối duyên lành, người được nhận trước hết và nhiều nhất, không ai khác ngoài bản thân ta.

Vậy nên, đừng biến lòng tốt của mình trở thành gánh nặng của người khác, tự ý quan tâm, lo lắng, hy sinh cho họ rồi đòi hỏi phải được hồi đáp. Một khi họ không hồi đáp thì lại quay sang ấm ức, phật lòng…

– Thật ra “cho đi” cũng cần biết cách, sao cho người nhận được thoải mái, vui vẻ, người cho cũng cảm thấy khoáng đạt, nhẹ nhàng. Như vậy cả quá trình mới có ý nghĩa. Bạn có đủ cái tâm, người khác tự khắc sẽ cảm nhận được. Bằng không, âu cũng là “thuyền lướt trên sông”, vô tình bắt gặp một vài phong cảnh không như ý, bạn vội gì? Nếu đã cho đi thì vô tư trong sáng, bằng không, ngay từ đầu đừng cho.

– Kiểu cho như ” thả chim ” mới thật là cho.

Kiểu cho như ” thả diều ” thì vẫn còn vướng víu 1 sợi dây nắm giữ lại…

Thiện Tri Thức

Bài viết liên quan

Phản hồi