Hoa Sen – Nhân của tâm
PGĐS – Hoa sen là cảm hứng bất tận chẳng của riêng ai, những họa tiết hình hoa sen trong đạo Phật luôn mang vẻ đẹp tôn quý thanh cao. Sen là hơi thở sự sống mang đến niềm tin sâu sắc giúp con người thêm hiểu đời, hiểu đạo.
Hoa sen là nhân của tâm biểu tượng về vẻ đẹp thuần khiết “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Dù có gai góc thế nào trong đời sống thực tại đến mùa sinh sôi nảy nở, rực rỡ chào đời trong niềm hân hoan của con người trong vụ mùa mới được mùa. Còn khi hết mùa hóa sinh khô héo gửi lại bùn lầy, ủ cho mùa sen tới đón vầng Nhật Nguyệt và tặng đời sự tinh túy đến nao lòng, dâng Phật dâng đời những tinh hoa của sen. Yêu sen đâu chỉ là những hiện hữu mà ẩn chứa là tâm với Phật đạo, gửi nơi cửa Phật những tâm huyết mà các đạo hữu đang trọn tâm mỗi ngày, lan tỏa thông điệp tới cuộc sống tươi đẹp hương vị tinh khiết của hoa sen trong đời sống gắn với Phật giáo.
Hoa sen – thanh cao và thuần khiết trong veo đúng như cái tên mà từ khi xuất hiện trên vũ trụ này! Bởi trong muôn loài hoa đều có đặc tính và ý nghĩa riêng, nhưng với hoa sen là sự tôn quý mà được người đời tôn vinh biểu tượng không chỉ đẹp trong đời sống hàng ngày, mà trong đạo giáo là tôn chỉ của tất cả các pháp môn tu học và Sen luôn được tôn quý như phần máu thịt trong mỗi chúng ta. Và điều tôn quý trong muôn vạn ức phật, cảnh giới mà những bậc tôn quý hóa sinh ra từ trong hoa Sen là những bậc tôn giả với sứ mệnh hóa độ chúng sanh chứng ngộ đến bến bờ giác, thoát cảnh khổ đau cõi ta bà. Hoa Sen trong cảnh giới của cõi thiên là những bông hoa Sen Kim Cương là ngôi nhà pháp, là nơi mà các vị tôn giả đắc đạo quán chiếu hóa độ chúng sinh. Còn trong đời sống hàng ngày, Hoa Sen như một tấm gương soi con đường đạo, soi lại chính chúng ta với cái nhìn thánh thiện, trở lại bản ngã thanh cao bình dị và nhẹ nhàng ngọt ngào trong veo là vậy!
Hoa Sen là biểu tượng văn hóa trong mọi kiến trúc, là đạo gắn với đời sống gần gũi nhất, thân thiện nhất. Đưa con người ta trở lại vẻ tôn quý thanh cao của “chân thiện mỹ”. Và trong mọi loại hình văn hóa dù là thiện duyên hay tà kiến đều lấy biểu tượng hoa sen mà hành đạo. Hoa sen trong sáng tạo nghệ thuật thật kỳ diệu, Chỉ đơn thuần là một bông hoa mềm mại với cánh cong được ví như như chiếc thuyền chánh đạo, như vầng trăng khuyết đợi đến ngày công quả tròn đầy viên mãn với đài nhụy là bệ đỡ vi diệu là ngai báu trong Phật giáo, là bánh xe pháp nâng bước chân Phật tới mọi cảnh giới hóa độ chúng sinh.
Trong hội họa, Hoa Sen – nguồn cảm hứng vô tận của các họa sĩ dành bao tâm huyết truyền tải, rất phong phú với nhiều góc nhìn từ thiện căn của đam mê, say sen như say trà nhấp từng hớp, từng hớp để cảm nhận độ tinh túy! Bút pháp thể hiện trên nhiều dòng chất liệu khác nhau từ giấy, gỗ, đá và toan… luôn mỗi vẻ đẹp góc cạnh thật sự rất cao quý, từng mảng được chi tiết hóa mang vẻ tôn nghiêm, đài các huyền diệu trong cách truyền tải và họ tâm niệm, Sen là loài hoa mang linh khí của đất trời trong Phật giáo mà luôn trân quý khi đặt bút vẽ. Trân quý mọi nhân duyên Hoa Sen mang đến trong đời sống hiện tại, con người trong mọi hoàn cảnh dù có khó khăn thế nào nhưng vẫn an nhiên tự tại trước vẻ đẹp của hoa sen và góc linh ứng đã mang đến nguồn cảm hứng bất tận cho bao thi nhân trong đời và đạo đã coi hoa sen là Quốc hoa của Việt Nam để truyền tải nét đẹp văn hóa truyền thống và luôn đặt tình yêu quê hương đất nước và con người làm trọn tâm, lan tỏa ý nghĩa cuộc sống tới muôn phương với hương sen thuần khiết cùng đạo hạnh viên mãn.
Không chỉ với chất liệu sơn dầu, bằng nhiều hình thức khác, người họa sĩ như thổi hồn vào tranh. Qua mỗi tác phẩm của mình, họa sĩ như muốn bày tỏ mối nhân duyên với phật pháp bằng phương pháp này.
Có thể nói, đề tài sen là một trong những đề tài hấp dẫn và phong phú không khó để thể hiện trong tác phẩm của mỗi họa sĩ, điều quan trọng là tâm hồn của họ trong mỗi bức tranh sẽ khác nhau, nó như những mảnh ghép để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Thông qua các tác phẩm vẽ sen các họa sĩ muốn lan tỏa những thông điệp về cuộc sống cũng như triết lý nhân sinh quan và thế giới nhiệm màu của mười phương chư Phật. Đây cũng là niềm mong mỏi của giới cầm cọ.
Bài và ảnh: Thu Huyền
Phản hồi