Hà Nội: Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Phật giáo thời Trần ở Việt Nam hiện nay”

Sáng nay, 21/9, ban Văn Hóa TƯ GHPGVN tổ chức Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Phật giáo thời Trần ở Việt Nam hiện nay” tại chùa Yên Phú (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội).

Chứng minh và tham dự hội thảo có HT. Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Thông tin truyền thông GHPGVN; HT. Thích Thanh Điện – Phó Chủ tịch HĐTS, Phó trưởng ban TT Ban Hướng Dẫn Phật tử TƯ GHPGVN; HT. Thích Thọ Lạc – Trưởng Ban Văn Hóa Trung Ương GHPGVN; HT. Thích Hải Ấn – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn Hóa Trung ương GHPGVN; HT. Thích Bửu Chánh – Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị Sự, Phó Trưởng Ban Thường Trực Ban Văn Hóa Trung ương GHPGVN;  TT. Thích Minh Quang – Ủy viên Thư Ký Hội đồng Trị Sự, Phó Trưởng ban Văn Hóa Trung Ương GHPGVN; GS. TS Lê Mạnh Thát – Ủy viên Hội đồng Trị Sự, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam.

Về phía chính quyền có PGS.TS Lê Hồng Sơn – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; PGS. TS Triệu Thế Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội; ông Quế Đình Nguyên – Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân; PGS. TS Tạ Minh Tuấn – Phó Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;  Trung tướng GS. TS Trần Đình Nhã – Chủ tịch Hội đồng họ Trần Việt Nam, Nguyên Chủ nhiệm ban Quốc Phòng An Ninh Ban Thường Vụ Quốc hội; ông Hà Ngọc Anh – Nguyên phó ban Dân vận Trung Ương; ông Cát Ngọc Trình – Trưởng phòng Phật giáo, Ban Tôn Giáo Chính phủ; ông Đào Duy Cường- Phó Trưởng phòng Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ; bà Phạm Bảo Khánh – Phó Trưởng ban Ban Tôn Giáo thành phố Hà Nội; cùng đại diện các Hội , Cục , Vụ, Viện, Trường. Các tổ chức, Doanh nghiệp có GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang- Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào Tạo ĐHQGHN –  Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều- Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; ông Đỗ Minh Phú – Chủ tịch Hội đồng sáng lập tập đoàn DOJI, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Tiên Phong, Giáo sư danh dự liên đoàn Hàn lâm Oxford, Vương quốc Anh; GS.TS Hoàng Anh Tuấn- Hiệu trưởng Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN;  GS. TS. Nhà Sử học Lê Văn Lan Chuyên gia đề tài;  TS. Đỗ Vũ Phương Anh- Phó Trưởng Ban văn hóa Trung ương GHPGVN, Tổng giám đốc Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI- Chủ nhiệm Đề tài;  PGS.TS Chu Văn Tuấn – Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo , Viện Hàn lâm khoa học xã hội cùng các nhà khoa học, các  học giả, các nhà nghiên cứu lịch sử,  các giảng viên đại học từ Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, HT. Thích Thọ Lạc nhấn mạnh, nhà Trần (1226-1400) là thời kỳ phát triển rực rỡ trong lịch sử phong kiến Việt Nam trên nhiều phương diện, từ chống giặc ngoại xâm đến phát triển kinh tế, văn hoá và tôn giáo. Với Phật giáo, từ vua quan cho đến người dân luôn tôn sùng Phật pháp; và đỉnh cao là Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử ra đời, tiếp tục bổ sung những giá trị to lớn cho quốc gia, dân tộc nói chung và cho Phật giáo Việt Nam nói riêng, và những giá trị này được bảo lưu, kế thừa cho đến ngày hôm nay.

Trên phương diện văn hoá, tôn giáo, Phật giáo thời Trần đã để lại cho Phật giáo Việt Nam, văn hoá dân tộc hệ thống di sản đồ sộ với hàng trăm ngôi chùa, hệ thống tượng, kinh sách, bị kỷ… Không chỉ có thế, Phật giáo thời Trần còn để lại hệ thống văn hoá phi vật thể có giá trị nhiều mặt, về tư tưởng, triết lý, đạo đức, lối sống… Và có thể nói, những giá trị tiêu biểu của Phật giáo thời Trần được thể hiện chủ yếu thông qua những sinh hoạt và hoạt động Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.

Khi nghiên cứu về nhà Trần trong lịch sử, nhiều nhà khoa học đồng thuận về vị trí, vai trò quan trọng của Phật giáo đối với quốc gia, dân tộc. Tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần đã góp phần tạo nên sức mạnh đoàn kết, ý chí quật cường trước các cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông; là nền tảng tư tưởng căn bản trong việc xây dựng xã hội nhân bản và là thành tố quan trọng cấu thành văn hoá dân tộc…

Nói cách khác, những giá trị tư tưởng, giáo lý Phật giáo thấm đẫm trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thời Trần. Những giá trị này tiếp tục được kế thừa, vun bồi và có những đóng góp thiết thực trong suốt tiến trình lịch sử bảo vệ và xây dựng quốc gia, dân tộc.

Hiện nay, nghiên cứu về những giá trị của Phật giáo thời Trần nói chung, giá trị văn hoá phi vật thể nói riêng vẫn luôn là một chủ đề quan tâm của các nhà nghiên cứu. Và đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu về văn hoá Phật giáo, giá trị văn hoá Phật giáo thời Trần và những đóng góp của các giá trị này với Phật giáo Việt Nam, với lịch sử, văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, những giá trị văn hoá Phật giáo, nhất là những giá trị văn hoá phi vật thể Phật giáo thời Trần vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, nhất là những giá trị này có góp phần giảm thiểu những vấn nạn của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

HT Thich Gia Quang phát biểu chúc mừng Hội thảo và Tiến sĩ Đỗ Phương Anh ,chủ nhiệm đề tài.

Sau báo cáo đề dẫn của PGS.TS Chu Văn Tuấn, Hội thảo được lắng nghe 6/30 bài tham luận khoa học được trình bày của Chư tôn đức, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, v.v.. đề cập đến nhiều vấn đề về như: Lịch sử, triết học, văn học, nghệ thuật, tôn giáo là các di sản phi vật thể, phản ánh tinh hoa Phật giáo vô cùng quý giá trong lịch sử Việt Nam thời Trần.

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi, trình bày tham luận “Nhà Trần với Phật giáo” Trao đổi tham luận PGS.TS Nguyễn Hồng Dương tham luận ” Giá trị văn học, nghệ thuật và nghi lễ thời Trần”  tham luận của TS. Đỗ Vũ Phương Anh “Một số giải pháp, khuyến nghọ phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Phật giáo thời Trần ở Việt Nam hiên nay”,  tham luận của Hòa thượng Thích Gia Quang ” Một số định hướng phát huy giá trị văn  hóa phi vật thể Phật giáo thời Trần, vận dụng vào Phật giáo Việt Nam hiện nay ” Tham luận của GS.TS Đinh Khắc Thuân “Di sản văn hóa thời Trần tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia : giá trị biểu tượng cần được kế thừa, phát triển ” tham luận cuối cùng của PGS TS Hoàng Thị Thơ ” Tư tưởng Phật giáo thời Trần” Sau 6 bài tham luận đã trình bày, các nhà khoa học cùng thảo luận đóng góp nhiều ý kiến bổ xung.

Giáo sư Lê Mạnh Thát , Thượng tọa Thích Hạnh Tuệ phát biểu ý kiến cõi lõi về tư tưởng thiền học Trúc Lâm, phát huy tiềm năng sức mạnh Phật giáo. GS.Vũ Minh Giang, ca ngợi sức mạnh Quân sự chính trị thời Trần. TT Thích Minh Quang nêu rõ giá trị phi vật thể thời Trần , kế thừa, phát huy và lan tỏa tinh thần tư tưởng Phật giáo nhập thế. GS. TS Nguyễn Hùng Hậu, khẳng định giá trị văn hóa phi vật thể, vận  hành tổ chức trị  nước theo tinh thần Phật giáo thời Trần cần phát huy học tập. TT Thích Trí Chơn chia sẻ , Phật giáo thời Trần đã thống nhất 3 thiền phái,  tập trung vào 1 tổ chức Giáo hội. PGS.TS Tạ Minh Tuấn chia sẻ việc áp dụng tư tưởng nhập thế thực hành trong đời sống hàng ngày, TS.Trần Văn Luyện, nhấn mạnh sức mạnh và các chiến công huyền thoại thời nhà Trần, cần lưu truyền giáo dục giá trị trong vai trò trị nước an dân nâng tầm sức mạnh thời đại của nước Việt Nam thông qua các kênh thông tin truyền thông và các cuộc triển lãm sản phẩm văn hóa, Ts  Dương Ngô Ninh, nếu rõ việc kế thừa các giá trị văn hóa Phật giáo bằng cách tích cực nâng cao bảo tồn, giữ gìn  truyền bá tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm thời Trần tại các địa phương…

Buổi Hội thảo  đã khép lại trong lời phát biểu bế mạc PGS.TS Chu Văn Tuấn.

Xin trân trọng gửi tới quý độc giả những hình ảnh đã ghi nhận được:

 

Tin / Ảnh : Nhóm PV 

Bài viết liên quan

Phản hồi