Giới luật làm thúc đẩy sự hòa hợp thanh tịnh trong Tăng đoàn

Cuộc sống của Tăng đoàn dựa trên nền tảng của Giới luật không chỉ đưa đến sự an lạc, thanh tịnh và hòa hợp mà còn làm cho Tăng chúng cường thịnh, phát triển. Giới luật Đức Phật chế định nhằm ngăn chặn các tác nhân đưa đến bất an và đau khổ, đồng thời kiến tạo sự an lạc trong cuộc sống hiện tại.

Bản chất của Tăng đoàn là thanh tịnh và hòa hợp. Yếu tố then chốt đưa Tăng đoàn hoàn thiện hai phẩm chất ấy đó là giới luật. Giới luật đưa đến sự hòa hợp trong Tăng đoàn gồm có ba ưu điểm:

Thứ nhất, giới luật nhằm để hướng dẫn nếp sống của người xuất gia. Mỗi giới điều có công năng hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp đến đời sống của người tu sĩ. Giới luật chỉ ra cho chúng ta biết rõ những gì nên làm và những gì không nên làm, thiết lập một cấu trúc về đời sống đức hạnh, nhằm thành tựu phạm hạnh xuất gia chân chính vì lý tưởng giải thoát giác ngộ và vì lý tưởng phụng sự nhân sinh. Mỗi giới trực tiếp liên quan đến cuộc sống của chúng ta, rằng là tất cả các việc ác nên tránh và tất cả các việc thiện gắng làm và để thanh tịnh tâm ý cho chính mình.

Bản chất của Tăng đoàn là thanh tịnh và hòa hợp. Yếu tố then chốt đưa Tăng đoàn hoàn thiện hai phẩm chất ấy đó là giới luật.

Bản chất của Tăng đoàn là thanh tịnh và hòa hợp. Yếu tố then chốt đưa Tăng đoàn hoàn thiện hai phẩm chất ấy đó là giới luật.

Thứ hai, giới mang lại sự thanh bình và hạnh phúc cho hành giả tu hành. Giới giúp cho hành giả tự điều chỉnh lấy hành vi, lời nói và suy nghĩ của chính họ, nhằm thiết lập sự bình an trong nội tâm. Nhờ tính năng phòng hộ và chế ngự của giới, làm cho hành giả cảm thấy an ổn, an trú trong pháp và luật này. “Giới là để chế ngự, chế ngự là để khỏi hối hận, không hối hận là để được hân hoan, hân hoan để được hỉ, hỉ để được khinh an, khinh an để được lạc, lạc để được định, định để được chánh kiến, chánh kiến để được vô dục, vô dục để được ly tham, ly tham để giải thoát, giải thoát để có giải thoát tri kiến, giải thoát tri kiến để đi đến vô thủ trước Niết bàn.”

Giới luật của đức Phật chế định nhằm ngăn chặn các tác nhân đưa đến bất an và đau khổ, đồng thời kiến tạo sự an lạc hạnh phúc trong đời sống nội tại. Những tác nhân đưa đến bất an và đau khổ đó là sự phóng túng tâm ý, đam mê thỏa thích với tham dục của sáu giác quan. Người hành giới nghiêm mật là tự chế tác năng lượng phòng hộ sáu căn môn, không phóng túng tâm ý, những nhân tố kích thích tham dục bị từ bỏ, do đó vị ấy sinh khởi sự an lạc hạnh phúc trong đời sống hằng ngày.

Giới luật của đức Phật chế định nhằm ngăn chặn các tác nhân đưa đến bất an và đau khổ, đồng thời kiến tạo sự an lạc hạnh phúc trong đời sống nội tại.

Giới luật của đức Phật chế định nhằm ngăn chặn các tác nhân đưa đến bất an và đau khổ, đồng thời kiến tạo sự an lạc hạnh phúc trong đời sống nội tại.

Thứ ba, giới luật là để bảo vệ nếp sống thiền môn. Giới không chỉ ngăn chặn những hành vi bất thiện của cá nhân, mà còn bảo vệ và đem lại sự sống hài hòa trong cộng đồng Tăng chúng. Trong các kiền độ luật nghi quy định về các quy tắc giữ gìn nếp sống thanh tịnh và hòa hợp Tăng. Phá hòa hợp Tăng là một trong những trọng tội của một vị Tỷ kheo. Khi tất cả mọi thành viên trong Tăng chúng sống theo tinh thần giới luật, thì họ không chỉ kiện toàn về nếp sống phạm hạnh, mà còn xây dựng một nếp sống lục hòa cộng trụ thật sự trong Tăng đoàn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào trong tăng chúng cũng hài hòa, thanh tịnh. Đôi khi cũng có những pháp hữu lậu và bất đồng xảy ra trong Tăng đoàn. Những lúc như vậy, theo tinh thần giới luật Tăng chúng phải tác pháp yết ma và xử lý để Tăng đoàn hòa hợp thanh tịnh trở lại. Thất diệt tránh pháp trong kiền độluật nghi giúp cho hành giả ứng dụng một cách trí tuệ để giải quyết các vấn đề trong Tăng đoàn.

Pháp bố tát hằng nửa tháng và tự tứ sau ba tháng kiết hạ an cư là những pháp lý cơ bản để đem lại sự hòa hợp và thanh tịnh trong đời sống tu viện. Giới luật tạo hành lang pháp lý để ngăn chặn các bất thiện pháp chưa sinh và trừ diệt các ác pháp đã sinh. Đồng thời giới luật cũng thúc đẩy và chế tác năng lượng thiện thông qua hành động, lời nói và suy nghĩ. Từ đó giới luật giúp cải thiện các mối quan hệ trong cộng đồng tăng chúng. Đó là ba lý do mà giới luật thúc đẩy sự hòa hợp trong Tăng đoàn.

Giới không chỉ ngăn chặn những hành vi bất thiện của cá nhân, mà còn bảo vệ và đem lại sự sống hài hòa trong cộng đồng Tăng chúng.

Giới không chỉ ngăn chặn những hành vi bất thiện của cá nhân, mà còn bảo vệ và đem lại sự sống hài hòa trong cộng đồng Tăng chúng.

Trường bộ kinh dạy rằng, nếu các vị Tỷ kheo hành trì giới luật nghiêm mật, không sứt mẻ, không tỳ vết thì Tăng đoàn Phật giáo sẽ được hưng thịnh. “Này các Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo sống với các bạn đồng tu, tại chỗ đông người và vắng người, trong sự thọ trì những giới luật đúng với Sa-môn hạnh, những giới luật không bị gẫy vụn, không bị sứt mẻ, không bị tỳ vết, không bị uế trược, những giới luật đưa đến giải thoát, được người có trí tán thán, không bị ô nhiễm bởi mục đích sai lạc, những giới luật hướng đến định tâm, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.”

Như vậy cuộc sống của Tăng đoàn dựa trên nền tảng của Giới luật không chỉ đưa đến sự an lạc, thanh tịnh và hòa hợp mà còn làm cho Tăng chúng cường thịnh, phát triển.

Bài viết liên quan

Phản hồi