Đồng Nai: Lễ ra mắt sách chuyên khảo Pāli – Việt đối chiếu “Tam tạng Thánh điển”

PGĐS – Sáng ngày 16/7/2023 (nhằm ngày 29/5 năm Quý Mão), tại Thiền viện Phước Sơn (318, ấp Tân Cang, P. Phước Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã diễn ra Lễ ra mắt sách chuyên khảo Pāli – Việt đối chiếu “Tam Tạng Thánh Điển”.

 

 

Tham dự buổi lễ có: Hòa thượng TS. Thích Bửu Chánh – Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, trụ trì Thiền viện Phước Sơn; Đại đức TS. Thích Phước Toàn – Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, giảng viên Học viện Phật giáo TP. HCM; cùng chư Tôn đức Tăng, Tu nữ, hành giả tu gieo duyên và Phật tử đồng tham dự.

Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Hòa thượng TS. Thích Bửu Chánh, cho biết: “Bộ sách 5 quyển gồm: Giáo trình Vi Diệu Pháp sơ cấp, kinh Thập thượng, kinh Thừa tự pháp, kinh Đại niệm xứ, các cuốn kinh. Giáo trình ra đời là thành quả của sự nỗ lực, cố gắng nghiên cứu của mình từ 1980, tôi có suy nghĩ thực hiện công trình Pāli – Việt đối chiếu từng từ, từng nhóm từ trong Tam tạng kinh điển Pāli để các chư Tăng, Tu nữ, hành giả xuất gia gieo duyên, Phật tử tự mình tìm hiểu những lời dạy cổ xưa của đức Phật theo dòng thời gian. Ngoài ra, công trình này cũng nhằm lưu lại cho hậu thế một ít tư liệu Phật pháp quý giá, thậm thâm vi diệu

Có thể thấy, với hơn 500 trang gồm 1000 cuốn khổ 20×28 cm tại công ty TNHH cơ khí in Ân Pháp, cung cấp cho Tăng, Ni, hành giả xuất gia gieo duyên, Phật tử, bức tranh khá toàn diện về nguồn tài liệu cho các lớp học về Pāli ở Việt Nam cũng như khẳng định ở Việt Nam cũng có thể nghiên cứu và học tập kinh điển Tam tạng một cách thuận lợi và thậm thâm vi diệu

Sách cung cấp những cơ sở học tập về kinh Đại niệm xứ, kinh số 22 thuộc kinh Trường bộ trong hệ thống Tam tạng kinh điển Pāli ở Viện Nam hiện nay. Điều này rất cần thiết cho những ai quan tâm đến nghiên cứu tôn giáo, nhất là các sinh viên cao học, nghiên cứu sinh ở nhiều ngành Khoa học xã hội hiện nay.

Bộ kinh sách này dựa trên văn bản Pāli của hội Pāli text society Anh quốc, tài liệu của vipassana Research Instiute, India, bản Việt dịch của HT. Thích Minh Châu và các bản dịch tiếng Việt, Anh, Hán của các dịch giả khác mà trong phần cuối tác phẩm, Hòa thượng Bửu Chánh dẫn nguồn tham khảo.

Những hình ảnh ghi nhận được:

Tin/ảnh: Quí Nguyễn

Bài viết liên quan

Phản hồi