Độc đáo lễ hội rước 17 ‘ông lợn’ ở xã La Phù
Theo truyền thống, vào ngày 13 rạng sáng 14 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm, lễ rước “ông lợn” của người dân làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội). Đây cũng là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi.
Tục truyền rằng, mỗi khi Đức Thánh Tam Lang tập hợp quân sĩ đánh giặc, người dân thường thổi xôi, thịt lợn để khao quân. Ông được vua Lê Đại Hành, vua Trần Thái Tông, vua Lê Thái Tổ và vua Quang Trung ban sắc phong… Vị lạc tướng tài ba đã “hóa” vào lúc 0h đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng.
Từ đó, cứ đến ngày 13 rạng sáng 14 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm, người dân xã La Phù lại tổ chức lễ hội rước lợn, qua đó tưởng nhớ ngày giỗ của Tam Lang Đại Vương…
Bà Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã La Phù cho biết, năm nay lễ hội được tổ chức trở lại khiến người dân trên địa bàn nô nức, phấn khởi, đây là lễ hội truyền thống để duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương.
Theo tìm hiểu việc trang trí “ông lợn” sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 tiếng và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay.
Dòng người chen chúc đi xem lễ hội rước 17 “ông lợn.
Đúng 18h ngày 13 tháng Giêng (3/2 dương lịch), các “ông lợn” và lễ vật được người dân rước qua các ngõ, đường làng với tiếng trống rộn ràng, linh đình.
Không chỉ người lớn, mà các em nhỏ cũng rất thích được xem lễ rước các “ông lợn”.
Việc trang trí “ông lợn” sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 tiếng và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay. Điều đặc biệt là lớp áo choàng chính là lớp mỡ được bóc ra từ “ông lợn”
Ông lợn khi cho lên kiệu để tế lễ có dáng và da càng đẹp thì dân làng tin rằng trong năm ấy sẽ gặp những điều thuận lợi khi làm ăn và ngược lại. Do đó, trong tất cả công đoạn đều phải làm chỉnh chu và tận tâm”
Khi đưa “ông lợn” ra đình làm lễ, mỗi thôn đều ghi biển tên vào xe rước lễ.
Những “ông lợn” phục vụ cho lễ hội rước lợn La Phù được trang trí gồm nhiều vị trí như mũi, mắt, tai, đầu, đuôi và 4 chi
Dù đã 21h đêm những người dân vẫn ùn ùn đến xem.
Một ” ông lợn” có trọng lượng lên đến 235kg của xóm Hưng Vượng
Khi đưa “ông lợn” ra đình làm lễ, mỗi thôn, xóm còn phải ghi biển tên vào xe rước lễ để mọi người có thể biết “ông lợn” đó thuộc thôn nào, xóm nào
Sau khi “dạo quanh” làng, các “ông lợn” lần lượt được rước vào đình dưới sự hướng dẫn của ban tổ chức và các cụ cao niên.
Người dân cầu khấn mong một năm gia đình, người thân gặp nhiều may mắn, làm ăn phát tài.
17 “ông lợn” được đưa vào trong đình để trưng bày lễ tế và đến 0h, các cụ cao niên bắt đầu làm lễ tế, thời gian kéo dài đến 1 hoặc 2h sáng ngày hôm sau.
Đây là lễ hội diễn ra hàng năm vào 14 tháng Giêng (Âm lịch) , người dân xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã tổ chức lễ rước “Ông lợn”. Trong sử sách cũng như tương truyền ghi lại thì hội rước lợn là để tưởng nhớ công ơn của Đức thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6.
Team Media PGĐS
Mạnh Cường – Bảo Ngọc
Phản hồi