Đêm ngày biển động
Đêm và ngày như đang lung linh huyền ảo dưới cái gọi là võ bọc của hiện biến, rồi từ trong vô thẳm của bến bờ tư tưởng, nó về lại nơi chốn củ để uyên nguyên ló dạng trong buổi đầu bình minh của sơ ngộ.
Một thoáng hương xưa còn âm hưởng giữa nghìn trùng dâu bể theo năm tháng tàn phai bên lề đời miên viễn. Còn lại đó một chút gì để nhớ để thương như những cánh chim dù bay xa vẫn nhớ về tổ ấm. Xanh xao giữa cuộc miên trường, tôi đi tìm chính tôi trong vô biên của sự thế.
Người ta thường áp đặt cho những gì họ nghỉ là đúng đắn chính xác, nhưng ngược lại, đôi lúc, ngay cả khi mình đang sống cũng không biết rõ hình thái đích thực của mình ra sao nữa. Cái mà nhân sinh cần, theo tôi, không phải là những gì hiện khởi biến động mà là khởi động hiện biến. Chính khởi động hiện biến tạo ra biết bao nhiêu đau khổ cũng như hạnh phúc cho toàn thể nhân loại trong quá khứ vị lai và đặc biệt trong hiện tại.
Đêm và ngày không phải chỉ là khái niệm về thời gian được hình thành trong quan điểm nhìn nhận của nhân loại mà còn bao hàm cả một không gian vô bờ bến của thế giới hiện tượng và trong sâu thẳm của thế giới nội tại. Thế giới hiện tượng và nội tại tuy đối lập nhau trên ngôn từ và ngay cả ý nghĩa, nhưng chúng gặp nhau ở một đỉnh điểm là biến động không ngừng. Đêm và ngày như hai mặt của một bàn tay, nhưng bàn tay đó là một khối hổn hợp thiên di có thứ tự. Đêm qua. Ngày lại đến.
Một sự chuyển biến tưởng chừng như đơn giản không có gì phải suy lự, nhưng thực chất chúng không đơn giản chút nào và trong đó hàm chứa cả một sự huyền nhiệm vô bờ bến. Có ai biết được ngày đến bao giờ và đêm qua ra sao? Chỉ có những kẻ không hề có khái niệm với thời gian mới may ra biết được sự biến động của ngày và đêm.
Trên lề hiện tượng, tưởng chừng như khái niệm bị đập vở theo từng dòng biến hiện trong miên viễn của tự thể. Nhưng để níu kéo sự tung hoành dằng dặc của biến hiện thì gốc độ thời gian chẳng những hao gầy theo năm tháng mà còn là đống tro tàn dưới sa mạc hoang vu.
Nhân loại thường đem thước đo khái niệm để định rõ ngày và đêm một cách có cơ sở khoa học hẳn hoi, nhưng thời gian của ngày và đêm vốn dĩ là khái niệm trừu tượng xuyên suốt không gián đoạn nên khái niệm nắm bắt hoặc định liệu thời gian của ngày và đêm trở nên vô hiệu hóa.
Ngay lúc giao thời của ngày và đêm, một phút chóc thật ngắn ngủi, chứa đựng cả vạn trùng thế kỷ như chưa hề gián đoạn. Cái mặc cả của con người là một khối u thuộc về hữu tính nên ngang nhiên phân biện mà không nuôi dưỡng chuyển biến theo vô ngại tiên thiên.
Một Gandhi[1] hay Thích Ca[2]vùng vẫy dưới khung trời xứ Ấn, gào thét biết bao nhiêu tiếng nói tận đáy sâu tâm hồn như những làn gió có lúc rất mạnh bạo với cuồng phong bảo táp, có khi lại nhu mì phất phơ lay hửng hờ xoa dịu cái lạnh hoặc cái nóng khủng khiếp dưới thềm nhân sinh trong bể đời áo não, nhưng rồi tiếng thét của sinh linh vẫn vô bờ tiếp diễn.
Bất bạo động hay bạo động cũng thế, vẫn là một dòng chảy của cái nghịch lưu và thuận lưu giữa biến di thiên cổ. Cố quận của Nguyễn Du[3] hay Bùi Giáng[4] có thấy chăng là nỗi niềm rưng rưng cay đắng của bao thế kỉ ân tình vùi lấp trong màn đêm dày đặc và man mác trong biển ngày khép kín. Sự luân chuyển của dòng thái tuế hiển hiện vô biên như trăng rằm của Lý Bạch[5] hay Hàn Mặc Tử[6]. Hai con người này thật ngông cuồng khi đánh động “uống trăng” trên thiên đình của Thượng Đế.
Mặt trăng và mặt trời có thiết gì đâu khi mọi chi phần của chúng bị người ta vay mượn để tạo nên bức tranh phù hư trong khung cảnh phù hư. Có lẽ Thích Ca vật lộn với mặt trăng mặt trời đã vô số kiếp nên hiện thân dưới thượng thừa của trùng trùng duyên khởi.
Thích Ca đã nhảy múa theo dòng chảy hiện sinh để đem thế giới về bên phương trời viễn mộng. Trên đỉnh cao tư tưởng, Thích Ca có cú nhảy ngoạn mục làm sửng sốt biết bao nhiêu thế hệ trong ảo vọng nhân sinh. Cú nhảy ấy trãi qua hàng ngàn thế kỷ vẫn lưu tồn dấu tích trên đồi tuyết trắng hoang vu.
Đêm đến, ngày đi là một phạm trù tương đối giữa muôn trùng hiện hữu. Sự biến động của tâm thể dường như theo nhau không ngớt trên bề mặt của hiện tượng. Khi nói về tâm, cả một thế giới hiện về trong từng gang tấc của sự sống. Tâm mang cả một dòng sanh diệt vô biên thăm thẳm mù khơi dưới khung trời viễn mộng. Những nhân duyên tác động đến cũng là những yếu tố vô bờ kéo dài vô tận ngay từ buổi đầu sơ ngộ liên thâu.
Đêm nằm mộng, tôi thấy ngày dài vô tận giữa mối tương giao liên hợp của kiếp sống kéo dài từ ngàn trùng thế kỉ. Ngày tàn của mộng mị, tôi thấy cả màn đêm biến động trong từng sát na của cõi mộng u huyền. Lời nói và suy tư đã biến thành kẻ tử tù giữa miên trường vắng lặng. Cái gì đang xảy ra giữa đêm và ngày trong buổi giao thời?
Con đường hun hút gió bay bay la đà trong vô cùng của sự thể. Cánh chim cũng mõi mệt hao gầy về nằm mộng giữa dêm và ngày biến động. Người về từ nghìn trùng vung vãi những gì được gọi là hạnh phúc và khổ đau trên dòng đời lưu biến. Nhưng kỳ diệu thay tất cả đều huyền ảo mà rất thực tưởng chừng như linh tri đang phổ diễn khúc tiếu ngạo bất hủ du dương trên mọi nẽo đường đương hiện.
Lúc này, giao thời của đêm và ngày tấu hợp hoàn hảo với những giai điệu vô biên vô tận. Hiện sinh đã hé mở cánh cửa để đón lấy chàng lãng tử đã biền biệt bỏ quên ngày tháng giữa sanh tử biến hiện. Trong bất chợt, mùa xuân lại xôn xao ca hát thật ly kì:
Đã đi đã đến đã về
Tết từ bao bận tết đề huề đi
Về đi đi ở đi đi
Đi là đi biệt từ khi chưa về
(Bùi Giáng)
Tồn tại giữa dòng sanh diệt, đêm và ngày liên tục đổi thay nhưng sự đổi thay ấy thực chất là một trào lưu của biến động không ngừng trong chưa hề biến động. Cảm giác chính là cơ bản của nhân loại dệt nên hiện tượng vô bờ trong phi cảm giác để cho gió thoảng mây bay lưu tồn gợi nhớ. Sự chân thực này cũng chẳng phải phổ biến vĩnh cữu khi mà mọi hiện tượng của nó lê thê khắp cùng vạn lối.
Hương thời gian chao đảo giữa tinh khôi uốn mình theo sự huy hoàng và sụp đổ của hiện tượng. Mọi biến cố của dòng đời cứ tiếp nối tuôn trào như những đợt sóng thức lúc phấn khởi lúc sầu bi giữa vô cùng và hữu hạn. Đêm và ngày cũng nhảy múa liên tục không ngừng trong vũ điệu thiên di của mọi hiện tượng. Tự cổ chí kim, dòng lưu biến vẫn thế nhưng chưa hề bế tắc giữa trào lưu sôi động.
Nói cách khác, chúng thông dong đi lại trên mọi nẽo đường hiện sinh để rốt cuộc nhảy bước vọt qua vực sâu của hố thẳm. Trên bề mặt hiện tượng, nhân loại chỉ là những con vụ lưu linh trong men đời say đắm và cay đắng thay khi nhu mì mở mắt với bao khoái lạc luu tồn.
Đêm tuôn trào những dòng cảm xúc của cuộc thế. Ngày vở bờ trắng mộng phù hư. Cái buổi giao thời lung linh huyền ảo ấy cứ chập chờn trôi nỗi theo dòng hiện biến, nhưng thực tại âu chỉ là mộng mị của trăm năm. Giữa đêm và ngày, tôi đang lắng nghe tất cả hay im lặng tất cả. Nếu lắng nghe tất cả, tôi trở thành kẻ đi ngông trong thế giới ảo vọng.
Nếu im lặng tất cả, tôi là người của ngợm ngợm phù hư. Cái mà tôi nói hình như chưa bao giờ nói trong muôn phần tủi nhục giữa vô cùng biến động. Sự thành công và thất bại của tôi trong dòng lưu biến này chỉ là mộng của mộng bao phen. Gác lại một bên nơi khung trời hội củ, hình như tôi đang lắng nghe, nghe lại đời mình. Vì khi nghe lại đời mình, tôi mới cảm nhận được quá trình thiên biến thực sự giữa ngày và đêm.
Dòng đời là cả một trào lưu tuôn chảy vô tận. Con người vùng vẩy trong thế giới này để thành công hay thất bại cũng chỉ là một khía cạnh của hiện khởi biến động của đêm và ngày. Muôn hình vạn trạng cứ tiếp diễn mãi như chưa hề có dấu hiệu của rạn nứt hay chấm dứt. Đêm nay tôi mượn anh hai ngàn. Ngày mai tôi trả lại anh có thể hai ngàn mà cũng có thể hơn nữa. Tuy nhiên, đồng tiền tôi mượn anh hay trả lại anh đó, có bao giờ nó nói rằng bản thân của nó là một món hàng không hơn không kém mặc thiên hạ dày xéo đổi trao.
Tự cổ chí kim, những biến cố hiện khởi với bao sinh phù áo não như những linh hồn chao đão đi tìm cho mình nơi nương tựa để theo đuổi nhịp sống cứ tiếp diễn bằng hình thức này hay hình thức khác. Nổi khát khao tìm bến đổ cho tâm hồn hay thể xác giữa cõi nhân sinh đã tắt lịm từ khi sơ ngộ chưa kịp về với hiện thể.
Hoàng hôn tím dần trên đồi hoang dường như kêu gọi cả một không gian bao la ùa vào hiện thể. Ngọn bình minh ló dạng ở chân đồi cũng trở thành môi giới cho cả hiện sinh chân thực. Tuy nhiên, cái sơ ngộ của buổi ban đầu sao mà chợt hiện chợt biến khiến nhân gian phải đắm mình trong ảo vọng.
Chiều tàn trong cuộc bể dâu để cho muôn trùng về hiện thân với biết bao hạn cuộc nơi hiện tượng. Tuy nhiên, cái hiện tượng mà bao phen nhân loại phải đắm chìm trong mộng ảo vốn dĩ vô tư hồn nhiên như một hài nhi của uyên nguyên miên viễn. Sầu của nhân thế lần lượt tiễn đưa nhau réo rắt gọi về dưới hội củ như những tàn phai hiện thân bên đồi tà khuất bóng.
Miên man của miên man, ảo tưởng của ảo tưởng xô đẩy lẫn nhau trong vòng xoáy của vô thỷ đến vô chung. Nhưng tự thân của vòng xoáy ấy thực ra vằng vặc một bức tranh dào dạt ánh trăng ngàn. Ngắm nghía giây phút bình sinh, nhan loại thổn thức nơi hiện thực của bản thể.
Một bản thể du dương trắng mộng điêu tàn. Trên cung bậc của hiện sinh, bát ngát trăm hoa thơm cỏ lạ đua nhau khoe sắc hương với muôn màu của tự thể. Nhìn về lối mòn cố quận, rưng rưng chiều rướm lệ của buổi sơ khai. Bất chợt trong biển nhân sinh với nhiều điều oan trái bừng lên ánh chớp của muôn trùng hiện khởi.
Thế giới nội tâm và hiện tượng lúc này có còn chăng là phù hư mộng mị, khi mà trên đỉnh cao của tư tưởng rơi rụng từng giọt sương tàn. Người đi tìm đỉnh cao của tư tưởng tưởng chừng như những con cừu non đang chập chửng đi tìm sự sống khi toàn bộ cỏ non trên đời đã vàng héo úa tàn.
Ngồi trong thế giới vô ngần của tự thể, nhân loại cứ náo nức đi tìm cái vô biên ngạo nghể trên đỉnh cao của tự thể, nhưng rồi chuốc lấy thất vọng chao động linh tâm vốn phẳng lặng bình yên. Ra đi và ở lại có khác gì đâu trong trăm năm biến dời của thế giới hạn hữu trong biển nhân sinh mà đời người là biểu hiện cụ thể. Đêm và ngày giữa biến hiện vô biên trên cao trào nhân thế để cõi lòng khô cạn với nhứng ly tao.
Náo động giữa cuộc miên trường, thơ ca của những cuồng si hay mang máng bóng giáng tri thức thực sự hoặc phiêu bồng trong thế giới ảo vọng vẫn là bến bờ của cố quận, nhưng đôi lúc lại trở thành hoang phí trên đỉnh cao tư tưởng. Giá trị của tư tưởng không nằm trên những phô bày của nhân sinh mà nó mang tính thực thể hiện về trong vô vàn của biến động cũng như trên cung bậc của hiện khởi.
Đảo hoang của tâm hồn là cả một thể hiện tương quan trùng thiên vạn lý. Lớp này đi qua, lớp kia lại đến và cứ tiếp diễn mãi khiến trăm nam hay ngàn năm vẫn biến và cứ biến như chưa hề biến động. Bây giờ, anh nói tôi là người đứng đợi của trăm năm và anh là người không hề đứng đợi, vậy anh có bao giờ ngồi lại để tính chuyện trăm năm năm!
Đêm và ngày, tưởng chừng như một khái niệm kết thúc trong một khoảnh khác nào đó của biến động thời gian, nhưng tự thể của chúng không phân biệt bao giờ. Tuy nhiên, dù có phân biệt đi nữa, chúng cũng không hề phân biệt với cái đang phân biệt, vì cái đang phân biệt vốn dĩ rơi vào khái niệm mất rồi. Cái phân biệt của đêm và ngày là vay mượn ngôn từ để phô diển thực tại của chính thể mà trong biến động vẫn trùng trùng hiện khởi như miên trường bất biến.
Cái phân biệt ấy nếu chúng ta cho rằng tất cả đều dựa trên khái niệm, thì cõi mộng ngìn thu vẫn chập chờn là mộng, không thể đạt đến thượng thừa của hiện khởi. “Linh linh bất muội, liễu liễu thường chơn” như dục cả thế giới ba ngàn nằm vỏn vẹn trong hạt cải. Hạt cải ấy không tự mất đi cũng không tự sinh ra mà nó vẫn thường nhiên chưa hề biến động.
Hạt cải ấy chứa đựng cả ba ngàn thế giới với những đắc thất khôn nguôi hay những chuổi dài của mộng mị hoặc hiện thực và cả hạnh phúc khổ đau, nhưng nó chưa hề đặt mình trong hạn định nào trên lối về biến động. Trong vô hạn của thời gian và không gian, hạt cải vẫn biến hình với thiên ngàn của bao la vạn trạng và nó luôn hiện hữu qua từng mảnh vở thành hoại của hiện tượng.
Đêm và ngày như đang lung linh huyền ảo dưới cái gọi là võ bọc của hiện biến, rồi từ trong vô thẳm của bến bờ tư tưởng, nó về lại nơi chốn củ để uyên nguyên ló dạng trong buổi đầu bình minh của sơ ngộ.
Mộng của mộng giữa trùng khơi đầy áp những giá trị nhân văn hay thực tánh hiện tượng cũng bắt đầu tao phùng từ buổi sơ ngộ ấy. Hoài niệm về một thời quá khứ oanh liệt đã qua, hay ngưởng vọng đến tương lai với bao điều hứa hẹn tươi sáng cũng khơi dậy từ cái buổi ngu ngơ và đầy thơ mộng.
Một lần, trên bến vắng của hoang vu, có một lữ khách ngồi suy nghiệm về ngày và đêm giữa muôn trùng biến động. Bất chợt, mênh mông ùa về trong sâu thăm tâm tư làm lữ khách không hề chần chừ nắm lấy mọi biến động trong buông thả. Một sự nắm bắt vô vật vô niệm hiện lên trên khắp mọi nẽo về hiện thể.
[1] Gandhi: Là một nhà chính trị lỗi lạc của Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung. Ông là người dành lại độc lập cho đất nước Ấn Độ bằng tư tưởng “bất bạo động” và được xem như tổng thống đầu tiên của Ấn Độ. Ông được cả thế giới công nhận và tôn trọng gọi ông là Thánh Gandhi.
[2] Thích Ca: Là bậc vĩ nhân xuất thế. Ngài là người xứ Ấn, đã chứng đắc đạo quả dưới cội Bồ-đề và trở thành người lãnh đạo tinh thần tối cao của phật giáo nói riêng và toàn thể nhân loại nói chung.
[3] Nguyễn Du: Là một nhà thơ lớn, một nhà chính trị lỗi lạc của Việt Nam trong thời tiền Lê.
[4] Bùi Giáng: Là một nhà thơ rất cổ quái, lỗi lạc của Việt Nam trong thời hiện đại.
[5]Lý Bạch: Là một nhà thơ lớn của Trung Quốc.
[6] Hàn Mặc Tử: Là một nhà thơ trử tình lãng mạn trong phong trào thơ mới của Việt Nam.
Phản hồi