Chùm ảnh: Kiến trúc đặc sắc của chùa Kh’Leang ở Sóc Trăng

Phong cách kiến trúc – điêu khắc của chùa Kh’Leang không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt.

Theo các thư tịch, chùa được xây dựng từ năm 1533, lúc đầu chỉ là ngôi chùa lợp lá, sau nhiều lần trùng tu được xây cất bằng gạch ngói. Kiến trúc hiện nay có từ đợt trùng tu lớn cuối thập niên 1910.
Theo các thư tịch, chùa được xây dựng từ năm 1533, lúc đầu chỉ là ngôi chùa lợp lá, sau nhiều lần trùng tu được xây cất bằng gạch ngói. Kiến trúc hiện nay có từ đợt trùng tu lớn cuối thập niên 1910.

Ngày nay, chùa Kh’Leang có khuôn viên rộng 3.825m2, được bao bọc bằng hàng rào, cổng ra vào được trang trí bằng ba ngọn tháp với những hoa văn cổ truyền Khmer.
Ngày nay, chùa Kh’Leang có khuôn viên rộng 3.825m2, được bao bọc bằng hàng rào, cổng ra vào được trang trí bằng ba ngọn tháp với những hoa văn cổ truyền Khmer.

Chính điện chùa nổi bật giữa khuôn viên rợp bóng những cây cổ thụ, nhiều nhất là cây thốt nốt, loài cây gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.
Chính điện chùa nổi bật giữa khuôn viên rợp bóng những cây cổ thụ, nhiều nhất là cây thốt nốt, loài cây gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.

Tòa chính điện được chia làm ba bậc nền, mỗi bậc cao khoảng 1 mét có hàng rào bao xung quanh, tạo thành các sân nội bộ, là nơi sinh hoạt của các tín đồ vào những dịp lễ. Bậc ba là mặt bằng của điện thờ.
Tòa chính điện được chia làm ba bậc nền, mỗi bậc cao khoảng 1 mét có hàng rào bao xung quanh, tạo thành các sân nội bộ, là nơi sinh hoạt của các tín đồ vào những dịp lễ. Bậc ba là mặt bằng của điện thờ.

Chính điện có bốn cổng được làm bằng gỗ – nguyên thân gỗ xẻ, khắc cảnh giao đấu giữa hai nhân vật thiện – ác trên nền khung được trang trí hoa văn tinh xảo, thể hiện trình độ chạm khắc gỗ cao của các nghệ nhân.
Chính điện có bốn cổng được làm bằng gỗ – nguyên thân gỗ xẻ, khắc cảnh giao đấu giữa hai nhân vật thiện – ác trên nền khung được trang trí hoa văn tinh xảo, thể hiện trình độ chạm khắc gỗ cao của các nghệ nhân.

Toàn bộ khối chính điện chùa Kh’Leang được dựng bởi 60 cột trụ, chia làm 6 hàng. Bên trong chính điện, bệ thờ và nơi đặt các tượng ở hai gian trong cùng.
Toàn bộ khối chính điện chùa Kh’Leang được dựng bởi 60 cột trụ, chia làm 6 hàng. Bên trong chính điện, bệ thờ và nơi đặt các tượng ở hai gian trong cùng.

Chùa có khoảng 45 tượng Phật Thích Ca làm từ nhiều chất liệu như xi măng, gỗ, đồng, đá trắng, đất nung… hầu hết được chạm trổ, sơn son thiếp vàng. Trung tâm là tượng Phật thích ca ngồi thiền định trên bệ tượng cao, được trang trí nhiều tầng hoa văn hình cánh sen và lửa.
Chùa có khoảng 45 tượng Phật Thích Ca làm từ nhiều chất liệu như xi măng, gỗ, đồng, đá trắng, đất nung… hầu hết được chạm trổ, sơn son thiếp vàng. Trung tâm là tượng Phật thích ca ngồi thiền định trên bệ tượng cao, được trang trí nhiều tầng hoa văn hình cánh sen và lửa.

Phong cách kiến trúc – điêu khắc của chùa Kh’Leang không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, thể hiện bằng các dòng Hán tự được khắc trên thân các cây cột và bao lam mang phong cách, họa tiết Việt.
Phong cách kiến trúc – điêu khắc của chùa Kh’Leang không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, thể hiện bằng các dòng Hán tự được khắc trên thân các cây cột và bao lam mang phong cách, họa tiết Việt.

Trần chính điện được trang trí các bức tranh sơn dầu vẽ hình tiên nữ đang múa trên bầu trời rất sinh động.
Trần chính điện được trang trí các bức tranh sơn dầu vẽ hình tiên nữ đang múa trên bầu trời rất sinh động.

Bộ mái chùa được xây theo ba nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa. Mái có các chỏm nhọn, độ dốc cao, có gắn các phù điêu chim thú trong sự tích Phật giáo.
Bộ mái chùa được xây theo ba nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa. Mái có các chỏm nhọn, độ dốc cao, có gắn các phù điêu chim thú trong sự tích Phật giáo.

Góc mái chính điện được tạo hình Rắn thần Naga.
Góc mái chính điện được tạo hình Rắn thần Naga.

Hai bên bậc thềm ở phía trước chánh điện có tượng Yeak (Chằn), linh vật bảo vệ ngôi chùa. Trong truyện cổ Khmer, Yeak là nhân vật có dáng vẻ hung dữ, tượng trưng cho cái Ác nhưng đã được đức Phật cải hóa.
Hai bên bậc thềm ở phía trước chánh điện có tượng Yeak (Chằn), linh vật bảo vệ ngôi chùa. Trong truyện cổ Khmer, Yeak là nhân vật có dáng vẻ hung dữ, tượng trưng cho cái Ác nhưng đã được đức Phật cải hóa.

Hình tượng thần Krud hay chim thần Garuda đỡ mái chính điện. Đây là loại chim thần có mình người; đầu, chân và hai cánh của chim, mỏ ngậm một viên hồng ngọc, có xuất xứ từ văn hóa Ấn Độ.
Hình tượng thần Krud hay chim thần Garuda đỡ mái chính điện. Đây là loại chim thần có mình người; đầu, chân và hai cánh của chim, mỏ ngậm một viên hồng ngọc, có xuất xứ từ văn hóa Ấn Độ.

Nhìn chung, với đường nét kiến trúc cân xứng, hài hòa, gắn liền với những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đa dạng, chính điện chùa Kh’Leang thực sự là công trình có giá trị đặc biệt về mặt nghệ thuật.
Nhìn chung, với đường nét kiến trúc cân xứng, hài hòa, gắn liền với những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đa dạng, chính điện chùa Kh’Leang thực sự là công trình có giá trị đặc biệt về mặt nghệ thuật.

Phía trước chính điện là hai tòa tháp chứa di cốt của các vị trụ trì.
Phía trước chính điện là hai tòa tháp chứa di cốt của các vị trụ trì.

Trong khuôn viên chùa Kh’Leang còn có các kiến trúc phụ khác như Sa-la (nhà hội họp), nhà ở của sư trụ trì (cũng là nơi lưu trữ kinh kệ, tài liệu), nhà ở của các vị sư (am), nhà khách, và một ngôi trường dạy tiếng Khmer bậc trung cấp.
Trong khuôn viên chùa Kh’Leang còn có các kiến trúc phụ khác như Sa-la (nhà hội họp), nhà ở của sư trụ trì (cũng là nơi lưu trữ kinh kệ, tài liệu), nhà ở của các vị sư (am), nhà khách, và một ngôi trường dạy tiếng Khmer bậc trung cấp.

Với những giá trị to lớn về lịch sử và kiến trúc, chùa Kh’Leang đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam. Đây là một điểm tham quan hấp dẫn không chỉ của tỉnh Sóc Trăng mà còn của cả khu vực Nam Bộ.
Với những giá trị to lớn về lịch sử và kiến trúc, chùa Kh’Leang đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam. Đây là một điểm tham quan hấp dẫn không chỉ của tỉnh Sóc Trăng mà còn của cả khu vực Nam Bộ.

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bài viết liên quan

Phản hồi