Chùa có quay lưng lại với dân?
PGĐS – Những năm gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết “ Tôi quay lưng lại với chùa” của bọn ngoại đạo vong bản muốn giật sập niềm tin của quần chúng đối với Phật giáo lan truyền đến chóng mặt. Bằng những luận điệu xuyên tạc rẻ tiền như chùa bây giờ chỉ là cơ sở tôn giáo hoạt động duy trì mê tín dị đoan, kinh doanh niềm tin của quần chúng, không còn những bậc tu hành chân chính; nếu có các bậc cao Tăng đắc đạo cũng không tồn tại trong các ngôi chùa Phật Giáo Quốc Doanh, tức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; hoặc tại sao không lấy tiền xây chùa để xây trường học, bệnh viện, làm như vậy là lãng phí; hay xây chùa tác động trực đến cảnh quan, phá hoại môi trường thông qua việc phá rừng, xẻ núi; thậm chí, họ còn kêu gọi Tăng Ni trở lại thời Phật Sơ Kỳ, duy trì đời sống khổ hạnh, ngày ăn một bữa, ngủ dưới gốc cây mới là bậc tu hành chân chính, trái lại Phật tử không nên ủng hộ. Bằng những luận điểm xuyên tạc tung hoả mù như vậy, đối với những người cạn cợt chư tìm hiểu sâu về Phật giáo, khiến cho họ phá kiến.
Dù có bị lên án, bôi nhọ, xúc phạm Phật giáo như thế nào, thì đạo Phật vẫn tồn tại và phát triển bền vững trong lòng dân tộc. Càng không vì thế mà xa dân, hay bỏ dân. Bởi Phật dạy:” Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Trong bất cứ hoàn cảnh nào của lịch sử, hoặc chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đạo Phật luôn phụng sự và định hướng cho dân tộc.
Đến ngày 14/9/2022, Ban Từ thiện – Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022) với số tiền từ thiện xã hội trên 12 ngàn tỉ đồng. Đây chỉ là số tiền nhỏ hơn so với thực tế được cộng đồng Tăng Ni Phật tử cứu giúp đồng bào khó khăn, hoạn nạn thông qua Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Do chịu ảnh hưởng tinh thần vô ngã vị tha của đạo Phật nên các hoạt động thiện nguyện không nhất định phải thông qua giáo hội.
Trái lại, đó cũng là 5 năm pháp nạn truyền thông Phật giáo dậy sóng. Hầu như bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân phục vụ công tác truyền thông chính thống hay phi chính thống như Báo Zing.Vn, Báo Tuổi Trẻ, VTV, Dương Ngọc Dũng, Hoàng Hải Vân, Nguyễn Xuân Diện, … cho đến Ráp Nhà Làm, ngoại đạo v.v… đều ngang nhiên xúc phạm Phật giáo, bằng nhiều hình thức khác nhau.
Dù vậy, nhà chùa vẫn không quay lưng lại với xã hội. Đặc biệt trong đại dịch COVID-19 & bão Noru vừa qua, đã nhiều ngôi chùa trở thành nơi điều trị và tránh bão an toàn cho dân. Không những vậy, hiện nay đã có những phái đoàn Phật giáo đã đến cứu trợ, động viên, thăm hỏi đồng bào miền trung gặp khó khăn sau bão Noru kịp thời.
Như vậy, chùa không những là nơi phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, mà còn bao gồm rất nhiều chức năng để phục vụ cho các hoạt động nhân đạo, nhân văn vì lợi ích cộng đồng. Do đó, không thể phiến diện khẳng định chùa ngày nay chỉ là bởi truyền bá mê tín dị đoan, chẳng khác nào ung nhọt xã hội, cần phải loại bỏ.
Luật Sa Di dạy: “ dĩ phương tiện quyền xảo từ bi lợi tế giả bất phạm”. Nếu như đâu đó vẫn cònvài hình thái sinh hoạt tính ngưỡng dân gian tồn tại trong các ngôi chùa Việt là do đặc tính văn hoá của vùng miền, chẳng phải là cốt lõi của đạo Phật. Nhưng đó cũng là phương tiện giáo hoá những chúng sanh sơ cơ hướng ngoại. Điều ấy thể hiện đặc tính bao dung của Phật giáo hơn là bọn tà giáo xâm thực văn hoá.
Phải khẳng định nhiệm vụ của Phật giáo là giáo dục. Các tự viện hiện nay không hề đánh mất vai trò đó. Vì ngôi chùa còn là nơi giữ gìn và phát triển những giá trị đạo đức của dân tộc, như đề cao Hiếu Đạo, thông qua tục thờ cúng ông bà tổ tiên, đặc biệt là Vu Lan Thắng Hội đã trở thành truyền thống của dân tộc. Hoặc các sự truyền thừa giới luật vẫn được duy trì. Song song với các khóa tu mùa hè rèn luyện kỹ năng sống cho tuổi trẻ. Bên cạnh đó, sự phát triển hệ thống Tuệ Tĩnh Đường khám chữa bệnh và cấp thuốc Nam miễn phí tại các cơ sở tự viện Phật giáo trên toàn quốc, thì nhà chùa không những là nơi chữa lành thân bệnh và tâm bệnh cho tất cả chúng sanh mà còn là nơi giữ gìn kho báu Đông Y của dân tộc, với chủ trương “Nam dược trị Nam nhân” của Thiền Sư Tuệ Tĩnh. Đây vừa nơi tế bần, tế khổ, trấn quốc, an dân, mà ngôi chùa còn là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách thập phương muốn tìm nơi tĩnh tâm, du ngoạn, muốn tìm hiểu lịch sử văn hoá dân tộc.
Nếu như trong quá khứ, chư tổ Phật giáo Việt Nam có Thiền Sư Khương Tăng Hội đã truyền Phật giáo vào Đông Ngô, Lục Tổ Huệ Năng xiển dương thiền đốn ngộ;
Chính các bậc cao Tăng lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam trong thời hiện đại tại Hải Ngoại như Thiền Sư Thích Nhất Hạnh v.v… đã góp phần lan tỏa văn hoá dân tộc ra ngoài thế giới. Phật giáo chỉ có một hướng đi duy nhất là giác ngộ, giải thoát, vì lợi ích chúng sanh, tuỳ duyên nhi bất biến. Các bậc trưởng lão mô phạm làm thạch trụ chốn tòng lâm của Phật giáo Việt Nam như Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ, Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh…., hoặc các bậc cao Tăng ẩn tu không thiếu. Lịch sử đã đi qua, những gì cần phát triển vẫn phải tiếp diễn. Phật giáo hành chánh chỉ là một bộ phận của các hình thái tổ chức Phật giáo. Điều duy nhất Phật giáo hướng tới là Phật giáo thực chứng. Do đó, về bản thể Tăng Già là hoà hợp và thanh tịnh không vì lý do gì để ngoại đạo lợi dụng chia rẽ tình Linh Sơn pháp lữ. Thực tế, rất nhiều Tăng Ni du học, được chư tôn đức ở Hải Ngoại tài viện. Cho nên hoạt động chính của người xuất gia là lĩnh vực giáo dục và văn hoá.
Ngôi chùa Việt luôn biểu hiện sự khiêm cung hài hoà với đất trời sông núi. Nên dân gian có câu: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Ở đâu có làng xã là ở đó có chùa thờ Phật. Nhưng không phải bỗng nhiên mà một ngôi chùa mọc lên cho thập phương bá tánh đến chiêm bái. Do tất nhiên các tự viện đều phát triển theo quy hoạch xây dựng của nhà nước. Nên không thể quy chụp việc xây chùa đồng nghĩa với phá hoại môi trường. Càng vô lý hơn khi kêu gọi Tăng Ni phải khép mình trong đời sống khổ hạnh, trong khi Đức Phật chủ trương Trung Đạo. Sự ra đời của Phật giáo Đại Thừa là thái độ cấp tiến phổ biến Phật giáo sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Nên đó chỉ là những luận điệu xuyên tạc mơ hồ của ngoại đạo. Vì họ luôn muốn tìm mọi cách thủ tiêu Phật giáo, đồng hoá dân tộc ta, để dâng đất nước cho giặc.
Hơn 2000 năm lịch sử đồng cam cộng khổ cùng dân tộc, Phật giáo đã thấm sâu vào tâm thức của người Việt. Đó là tinh thần tương thân tương ái, biết nhường cơm sẻ áo, những lúc hiểm nguy, từ Lục Độ Tập Kinh đến Hội Nghị Diên Hồng. Đó là ân đất nước, nghĩa đồng bào. Những ai thừa nhận tổ tiên huyết thống của mình sẽ mãi ưu tư trăn trở cho tương lai của đạo pháp và dân tộc. Còn kêu gọi quay lưng lại với chùa, đó là những kẻ không có quê hương.
Lý Diện Bích
Phản hồi