Ý Nghĩa Vu Lan

Mỗi độ thu sang lá rụng vàng

Ấy mùa báo hiếu lễ Vu lan

Bồi hồi thương nhớ Cha cùng Mẹ

Thổn thức tàn canh suối lệ tràn”.

PGĐS – Khi ngọn gió mùa thu bắt đầu nhè nhẹ âu yếm hôn lên từng phiến lá, và lồng vào ánh mây long lanh trên trời cao như gợi nhắc cho Tăng, Ni và Phật tử nhớ đến truyền thống báo hiếu, báo ân một truyền thống phật giáo hài hòa tốt đẹp với tinh thần quý trọng ân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Vì thế mỗi độ thu về các văn nhân thi sĩ lại dệt lên bao vần thơ, để ca ngợi công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha và Mẹ. Nhạc sĩ Y Vân đã sáng tác nhạc phẩm “Lòng Mẹ” với chất liệu ngọt ngào như suối nguồn bất tận, với chất liệu mặn mà như tấm lòng của biển. Riêng hàng Phật tử chúng ta có cảm nhận gì trong ngày lễ Vu lan? Tri ân và báo ân Cha Mẹ như thế nào để đúng với người con Phật, nhằm xây dựng cho mình một phẩm chất cao đẹp, là hành trang thăng hoa trên lộ trình giác ngộ giải thoát, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua “ Ý Nghĩa Vu Lan”.

Như chúng ta đã biết :

“Cây có cội mới đơm bông kết trái

Nước có nguồn mới tỏa khắp rạch sông

Phàm làm người ai cũng có tổ có tông

Ơn cha nghĩa Mẹ trọn đời khắc ghi”.

Thật vậy phàm làm con người hiện hữu trên cuộc đời này, không ai có thể phủ nhận công ơn Cha Mẹ. Nhất là cái công  mang nặng áo dày của người Cha, và sự hi sinh cao cả ngậm đắng nuốt cay của người Mẹ. Dẫu cho có lấy bút Tu di Sơn chấm cùng mực đại dương bốn biển, viết vào trang giấy của vô tận thời gian cũng không sao tả hết công đức sâu dày của Cha Mẹ. Chính vì tầm quan trọng của ân nghĩa ấy, nên đức Phật dạy chúng ta phải tha thiết tri ân: “Người quên ân mặc dù đứng bên cạnh ta,vẫn cách ta xa muôn dặm”. Có thể nói đó là bức thông điệp muôn thuở để xây dựng con người .

“Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ hiền “.

Ôi! Quả thật không ai đếm được rừng xanh bao nhiêu lá, có ai đếm được những tầng trời cao lồng lộng, có ai đếm được trên bầu không gian vô tận có mấy vì sao?

Mẹ đã chính tháng cưu mang tam niên nhũ bộ, suốt cuộc đời hi sinh tần tảo cho chúng ta, chỉ mong chúng ta làm người hữu dụng, những tiếng khóc tu oa là niềm mong đợi của mẹ trong chính tháng, bao nhiêu lo sợ tan biến khi con được khóc tiếng khóc chào đời ,niềm vui của Mẹ như mùa xuân trở lại.

“Tu oa tiếng lọt vào tai

Nỗi mừng khôn tả dễ ai mừng bằng.“

Suốt ba năm bú mớn dưỡng nuôi Mẹ đã hi sinh một phần thân thể để cho ta dòng sữa mát ngọt ngào, ngọt như thâm tình của Mẹ mà ta đã say sưa uống cạn để trưởng thành. những ngày thơ ấu, mẹ luôn quanh quanh bên ta lúc ta đau ốm ,tựa cữa trong chờ khi chiều tà tan học,góm gém những miếng cơm manh áo bùi ngọt đủ đầy cho con,dù cho hao mòn thân thể hay kiệt sức thì Mẹ vẫn là bức tường vĩ đại để con nương tựa khi chùng chân mõi gối với dòng đời xô đẩy, thế mà. Bao nhọc nhằn lao khổ vì con,ngày nào Mẹ còn.

“Mây xanh như lá liễu xanh

Mặt hoa như đóa sen xanh tuyệt vời

Nhưng vì:

Nhọc nhằn giặt rữa tanh hôi

Dung nhan tiều tụy lần hồi thảm thương”.

Nhớ ngày kia gió đùn đùn thổi, cành cây nghiêng ngã hoa lá tơi bời, đang lúc ngũ say ta bỗng giật mình thức dậy òa lên khóc, Mẹ như thiên thần xuất hiện bên ta, đu đưa chiếc võng cất giọng trầm bỏng ầu ơ.

“Gió mùa thu Mẹ ru con ngủ

Năm canh dài Mẹ thức đủ vừa năm”.

Ôi! Lời ru của mẹ quả thật nhiệm màu, đã thấm qua những tế bào mạch máu của chúng ta và ăn sâu trong tâm thức để hôm nay ta trưởng thành khôn lớn thì tiếng ầu ơ đó vẫn quanh quảnh đâu đây.

“Dòng suối reo như lời Mẹ hát

Nguồn nước trong tắm mát tim thơ

Dỗ dành con trọn giấc mơ

Lời ru của Mẹ bây giờ còn vang.”

Làm sao nói hết được tình thương của mẹ đã dành cho con, từ thuở mới tượng hình đến lúc lớn khôn và ngay cả trong hiện tại. Tình thương đó đến với chúng ta qua hơi ấm thịt da, qua bàn tay trìu mến, qua dòng sữa ngọt ngào, qua lời ru êm ái .Mẹ là tất cả hương vị ngọt ngào của cuộc đời con, là dòng suối bất tận của thế gian, là khung trời ảo mộng của tuổi thơ, là hết thảy những gì cao đẹp nhất.

Nếu tình Mẹ bao la như biển cả, thì ân cha cũng cao tựa Thái Sơn. Ca dao Việt Nam có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Tình cha thì nghiêm nghị, nên công cha được ví như núi, tình mẹ êm ả dịu dàng nên tình mẹ ví như dòng suối bất tận .Cha thì suốt ngày lam lũ đem mồ hôi đổi lấy bát cơm bát cháo cho con, đêm đêm lại dạy dỗ các con trở thành người hữu dụng để không thua kém bạn bè. Cha mẹ là hai vị phật sống không thể thiếu trong mỗi chúng ta.

 

“Còn Cha còn Mẹ thì hơn

Không cha không mẹ như đờn đứt dây

Nhưng :

Đờn đứt dây còn tay ta nối lại

Cha mẹ mất rồi con chịu mồ côi.”

Con mất cha mẹ khác gì những cánh chim cô đơn không tổ ấm, thân bé bỏng giũa rừng đời mênh mông trống vắng bất tận, những lúc đêm về nhìn mây trắng bay mà lòng chợt xót xa, tiếng sáo trúc gợi lên bao nỗi nhớ, những đem hè tiếng ve sầu chết lịm cõi hồn thơ.

“Ôi! Thương biết mấy bàn tay càn cõi

Đôi chân mềm đá sỏi trèo non

Suốt đời lam lũ vì con

Gian truân mấy độ sức mòn vẫn vui”.

Trong kinh Tăng Chi 1, trang 75 ghi: “Có hai hạng người ,này các tỳ kheo! ta nói không thể trả ân được, đó là cha và mẹ. Nếu một bên vai cỗng cha, một bên vai cỗng mẹ, làm như vậy suốt đời, vừa đấm bóp hầu hạ và dù tại đó cha mẹ có đại tiểu tiện, cũng chưa làm đủ để đáp đền ân Mẹ và Cha”.

Ca dao Việt Nam có câu:

“Ân cha lành cao như núi thái

Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi

Dù cho dâng cả một đời

Cũng không trả nỗi ân người sanh ta”.

Đối với ân cha mẹ thông thường chúng ta ghi nhận qua các điểm:

“Khổ nhọc khi mang thai

Đau đớn khi sanh nỡ

Vất vã nuôi nấng khi dưỡng dục

Lo lắng nhiều khi con đau

Lo dựng vợ gã chồng cho con

Xây dựng cho con nên người tốt”.

Phật giáo ghi nhận thêm một ân lớn cuả cha và mẹ. Nhờ có cha mẹ tu nhân tích đức hướng dẫn ta vào đạo  hiểu được đạo và hành đạo. Vì giải thoát là giá trị tối thượng, nên ân đức cha mẹ là ân đức cao cả nhất, không  thể đáp đêng bằng vật chất và sự khó nhọc.

“Thương  biết mấy bàn tay cằn cõi

Đôi chân mềm đá sỏi trèo non

Suốt đời lam lũ vì con

Gian truân mấy độ sức mòn vẫn vui”.

Sự hi sinh thầm lặng của cha và mẹ không gì sánh bằng và tả cho được, dù mượn giấy trắng mực xanh cũng không sao tả hết công đức cao dày của cha và mẹ. Sự thành công của con là sự già nua của cha và mẹ .Nhưng đã mấy ai báo đáp trọn đạo làm con để một đời được ung dung tự tại. Cũng có những người con hết lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ, nhưng cũng có những người con không phụng dưỡng lại còn bất hiếu mắng chưởi mẹ cha trên không kính dưới không nhường. Khi Cha Mẹ răn đe thì sinh sân hận bỏ mặc mẹ cha đêm dài tăm tối trong ngống con một ngày kia rồi sẽ trở về nhưng con cái vẫn không hay không  biết ,cứ theo bè bạn thâu đêm suốt sáng. Một ngày kia xã hội ruồng bỏ, thất vọng tất cả lại tìm mái ấm gia đình để trở về thì ở đấy không còn bóng dáng mẹ, cha ngồi tựa cữa trong con nữa, có phải chăng chỉ nén nhang lạnh lùng tàn canh trong căn nhà tăm tối, ta giật mình tự hỏi Mẹ ta đâu? Cha ta đâu? Tất cả chỉ im lìm trong tuyệt vọng. Nhìn ra sân vườn ngày nào cha mẹ ra vào với bóng dáng cần mẫn thân thương giờ không còn nữa, đây là chiếc áo của cha, kia là chiếc khăn len của mẹ. Tất cả kỷ vật đều im ắn mà người xưa đã khuất bóng nơi đâu, khu vườn xưa giờ chỉ toàn cỏ daị trắng tinh khôi, giờ đây. Con đã trở thành đứa trẻ bơ vơ đầy tội lỗi, con đã giật mình thấy được lỗi lầm mà con đã tạo ra. Những đôi dép con mang là đôi chân trần cằn cõi của mẹ rướm máu,những bộ đồ xanh, vàng, đỏ trắng con không dùng hết thì áo cha đã ngã màu sờn vai,những chiếc mũ xinh xinh con không dùng hết thì cha và mẹ đầu đội trời chân đạp đất dùng cảnh màn trời chiếu đất mưa sinh cộc sống cũng vì con. Hôm nay nhờ hội đủ duyên lành được nghe chánh pháp gặp được chúng tăng, để giúp chúng con nhanh chống quay đầu sám hối ăn năn những tội lỗi mà con đã tạo ra để mẹ cha  buồn lòng rơi lệ. Đây quả thật là.

Một ý nghĩa đặc sắc nhất trong tinh thần báo ân đối với cha mẹ,là người phật tử chúng ta phải tin sâu vào lý thuyết nghiệp báo, trong quá trình luân hồi sinh tử chúng ta và cùng tất cả chúng sinh đã từng làm cha mẹ hoặc thân quyến với nhau, không phải ngẫu nhiên mà đức phật đi ngạng qua đống xương khô lại gieo mình đảnh lễ như kinh Báo ân đã nói. Điều đó đã cho chúng ta thấy “chúng sinh là cha mẹ quá khứ, là chư phật vị lai :do vậy không chỉ báo ân cho cha mẹ hiện đời ,mà phải báo ân cho đa sinh phụ mẫu, nên việc báo hiếu cho cha mẹ nhiều đời đã trở thành hành vi cư xử tốt đẹp đối với mọi người, khi hành vi cư xử đối với mọi người bình đẳng thì hiếu hạnh trở thành hạnh nguyện bồ tát.

Cũng như tôn giả mục kiền liên tu hành đắc đạo được thành thông, dùng tuệ nhãn thấy mẹ mình đang làm ngạ quỷ . Ngài đem cơm  dâng Mẹ ,nhưng do nghiệp lực của bà chiêu cảm nên vừa mỡ miệng ra đã hóa thành than lửa không thể ăn được, ngài Mục Liên thỉnh cầu Phật cứu, đức Phật dạy chờ ngày tự tứ thiết lễ cúng dàng chư tăng, bấy giờ bằng đạo hạnh tinh khiết của chúng Tăng thanh tịnh cùng hướng về người quá cố đau khổ mà chú nguyện tạo thành lực dụng tiếp dẫn họ trở về trạng thái an lạc, nhờ đó mà bà thanh đề từ bỏ tâm tham lam bỏn xẻn, khởi tâm hoan hỷ nên dược xa rời ác đạo. Các hình thức dâng lễ cầu kinh, nghe thuyết giảng về “ý nghĩa Vu lan” chỉ nhằm nhắc nhỡ cho hàng Phật tử chúng ta nuôi dưỡng hiếu tâm và quay trở về với đời sống thực tại thể hiện tinh thần tri ân và báo ân cha mẹ,  hầu xây dựng gia đình xã hội thuần lương tươi sáng, bắc nhịp cầu xây dựng ngôi nhà thánh thiện vì chính đức phật đã dõng dạc tuyên bố “Này Xá Lợi Phất người nào muốn mong cầu đạo bồ đề, muốn cứu khổ chúng sinh, thì người đó phải tuyệt đối hiếu kính với Cha Mẹ, người con hiếu kính sẽ thành tựu cứu cánh của vô thượng giác. Thực hành các bổn phận đáp đền ân nghĩa  là ý nghĩa thiết thực nhất của người Phật tử tại gia trong việc cử hành Đại lễ Vu lan đây cũng là đóa hoa lòng thanh khiết nhất kết thành “tràng hoa hiếu hạnh” chúng ta dâng lên cúng dường thập phương chư phật trong mùa báo hiếu báo ân này. Kính chúc quý vị vô lượng an lạc

                                              TN Tuệ Nhật  – Chùa Long Sơn – Thái  Nguyên

Bài viết liên quan

Phản hồi