Tu sĩ có nên xem các chương trình truyền hình về tình yêu và gia đình hay không?

Khi đề cập về các chương trình, có người bảo Thầy xuất gia mà cũng coi mấy chương trình này ạ? Người xuất gia không vướng bận chuyện gia đình, tình duyên nhưng Phật tử của mình thì nhiều lắm, họ tin tưởng và chia sẻ với quý thầy, nếu mình không hiểu thì lấy gì để trả lời và đưa ra lời khuyên?

Khoảng cách giữa người với người là dần xa nếu thiếu chút lắng nghe để hiểu, nhìn lại để yêu thương… Hãy sống với trái tim của yêu thương và sự quan tâm, bạn sẽ luôn tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.

Tu sĩ có nên xem các chương trình truyền hình về tình yêu và gia đình không ạ?

Khi đề cập về chương trình này, có người bảo Thầy xuất gia mà cũng coi mấy chương trình này nữa ạ?

Tôi cười trả lời:

Quý thầy coi để có thêm vốn kinh nghiệm, chia sẻ cho mọi người khi vướng mắc, đưa ra cách giải quyết, hướng đi đúng đắn để có một gia đình hạnh phúc có gì gọi là sai. Người xuất gia không vướng bận chuyện gia đình, tình duyên nhưng Phật tử của mình thì nhiều lắm, họ tin tưởng và thường chia sẻ với quý thầy, nếu mình không hiểu thì lấy gì để trả lời và đưa ra lời khuyên?

Vợ chồng son là một chương trình truyền hình thực tế dạng talk show, chương trình được thực hiện dựa trên format nổi tiếng của Đài truyền hình Asashi (Nhật Bản) với tuổi thọ hơn 40 năm, trở thành một chương trình truyền hình ăn khách tại Nhật Bản.

Ta dễ tha thứ cho mình, nhưng lại rất nghiêm khắc với người khác. Biết tôn trọng cuộc sống người khác chính là đang tôn trọng cuộc sống của chính mình.

Ta dễ tha thứ cho mình, nhưng lại rất nghiêm khắc với người khác. Biết tôn trọng cuộc sống người khác chính là đang tôn trọng cuộc sống của chính mình.

Chương trình này chia ra 3 phần:

Phần đầu hỏi về tại sao hai bạn yêu nhau, các bạn hào hứng chia sẻ có những người lúc đầu rất ghét nhau, sau đó tự nhiên thích nhau, yêu nhau khi nào cũng không hay.

Phần hai: Cưới nhau về có gì vỡ mộng không, hãy kể tật xấu của nhau.

Bên chồng và vợ kể nhược điểm đôi bên, nào là chồng thế này, vợ thế kia, có kể hết thời lượng không hết được tật xấu đôi bên.

Phần ba: Mong muốn hai bên thay đổi điều gì? Có người kết hôn lâu rồi không cần thay đổi điều gì, cứ sao sống vậy thôi. Còn có người muốn chồng quan tâm, yêu thương mình hơn đừng vô tâm quá. Hãy đặt mình vào vị trí của nhau, phụ giúp, nâng đỡ nhau trong công việc, gia đình thế thôi.

Cá nhân tôi khi xem chương trình này tôi nhìn thấy một điều con người ta khi đến với nhau ban đầu đều vì tình nhưng sống được với nhau lâu dài là nhờ cái nghĩa. Ban đầu thì do ràng buộc tờ giấy hôn thú, đứa con, gia đình hai bên nhưng về lâu dài hai bên cần học cách bao dung, chấp nhận lỗi lầm của nhau, vì nhau thay đổi. Có như thế, mối quan hệ mới bền chắc, càng trải qua nhiều chuyện con người ta càng yêu thương nhau hơn.

Còn ở ngoài xã hội thì khác, mối quan hệ bạn bè hay giao tiếp ở ngoài dễ rạn nứt, dễ chia tay, dễ quay lưng nói xấu nhau..oán hận nhau là vì nó không có sự ràng buộc. Thế nên chỉ cần đụng đến cái tôi, quyền lợi, hay chút chuyện không đâu vào đâu họ sẵn sàng quay lưng không nhìn mặt nhau..có những câu chuyện đã là quá khứ mỗi người đã đủ thời gian để nhìn nhận, hiểu và thay đổi nhưng bức tường vô hình chặn ngang để mỗi người chỉ nhìn nhau từ xa, không ai mở lời để quay lại với nhau.

Sống trên đời này phàm xảy ra chuyện mỗi người đều có cái sai trong đó, đừng đổ lỗi hết cho đối phương. Cái chính là ta cần phải hiểu nhau mà sống, mỗi con người đều có mặt tốt, mặt xấu và ai cũng đang tu tập để hoàn thiện bản thân mình.

Thế nên hãy nhìn vào mặt tốt của người khác, đừng phân tích quá sâu về mặt xấu, làm như thế đồng nghĩa bản thân đã tự tạo rắc rối chứ không phải ai khác. Ta dễ tha thứ cho mình, nhưng lại rất nghiêm khắc với người khác. Biết tôn trọng cuộc sống người khác chính là đang tôn trọng cuộc sống của chính mình. Hãy sống chân thành, mọi người sẽ hiểu thôi!

Bài viết liên quan

Phản hồi