TP. Hà Tiên: Hội Thảo Khoa Học – Công Tác Phát Huy Pháp Bảo và Bảo Tồn Di Tích, Di vật Liên Hệ Đến Cuộc Đời và Đạo Nghiệp Của Tổ Sư Minh Đăng Quang

PGĐS- Trong dòng Lịch sử Việt Nam thời Hiện đại, sự xuất hiện của Tổ sư Minh Đăng Quang được xem là một hiện tượng hy hữu. Hy hữu vì một người thanh niên tuổi đời đội mươi, sanh trong thời suy vi của Đạo Phật, lại phát tâm đại hùng đại lực, đại từ bi, tự mình dấn thân tìm chơn lý, phát đại nguyện ” nối truyền Thích Ca Chánh Pháp” phục dựng lại gốc rễ đời sống sinh hoạt và tu học của Phật Tăng xưa.

Chiều ngày 20/10/2022, tại Giảng đường Khu di tích Đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang đã diễn ra buổi Hội thảo với nhiều tham luận nhằm bảo tồn các di tích, di vật liên quan đến Đức Tổ sư.

Phát biểu khai mạc buổi Hội thảo- Hòa thượng Thích Giác Toàn- Trưởng Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ- Nhân dịp tưởng niệm 99 năm Tổ sư Minh Đăng Quang hiện thân vào đời, hội đủ duyên lành nên Hệ phái Khất sĩ trọng thể tổ chức Lễ Khánh Thành Di Tích tổ Sư Minh Đăng Quang Đắc Đạo nhằm bày tỏ tâm nguyện báo đáp ân đức sâu dày của Tổ Thầy

chắt chiu những dấu ấn tâm linh bằng nhiều cách sưu tập những chân dung từ nhiều nguồn, bước đầu hình thành hành trạng của Tổ sư Minh Đăng Quang từ bé thơ, niên thiếu, xuất gia, hành đạo và vắng bóng.

Góp nhặt bút tích của Tổ sư Minh Đăng Quang do chính tay Ngài viết những dòng mở đầu cho quá trình khai Tông lập đạo của Ngài là việc làm không những thể hiện tinh thần ” Ẩm thủy tư nguyên ” mà còn là nhân duyên thù thắng cho người hiện tại và mai sau có dịp quán chiếu nguồn cội tâm linh, từ đó hun đúc tinh thần noi dấu người xưa, nỗ lực giữ gìn và phát huy những tinh hoa của Tổ Thầy.

Tiếp theo là lời phát biểu của Hòa thượng Thích Giác Ngộ- được xem là nhân chứng sống đã phát biểu: ” Nhất bát thiên gia phạn – Cô thân vạn lý du – Dục cùng sanh tử lộ – Khất hóa đô xuân thu ” từ lâu chúng ta đã thấu hiểu lời dạy quý báo và sâu xa của Đức Thế Tôn: ” Dù người ta có giết thầy mình, mình cũng không nên giết hại lại”

hiểu được giáo lý Ngài từ những bút tích Ngài để lại, chúng ta như hạnh phúc, được như thấy Tổ thầy hiển hiện đâu đây quanh chúng ta. Lưu lại những bút tích cũng là một phần trong quá trình gìn giữ Báo Pháp tương lại cho hàng hậu học và Phật tử có sử liệu mà nghiên cứu và học tập.

Trong hội thảo, với Thượng tọa Thích Giác Hoàng- Thư ký Hội thảo đã hướng dẫn các Chư Tôn đức trong Hệ phái có tham luận lên trình bày, mỗi tham luận mang một nét đặt thù riêng như thâm luận của Đại đức Thích Minh Viên- với chủ đề: Bảo tồn di tích, di vật Tổ sư Minh Đăng Quang

trong tham luận Đại đức đã nêu bật ba ý kiến về bảo tồn, gìn giữ những gì Hệ phái đang có và duy trì y bát trong sinh hoạt hằng ngày vì y và bát giống như con chim có hai cánh vì y bát là chư Tăng Ni đi đâu cũng mang theo

không vì xu hướng mà thay đổi tên Tịnh xá, vì sao, vì Tịnh xá đã gầnnhư gắn liền với Hệ phái và khi nhắc đến chữ Tịnh xá trên bảng tên của một tự viện nào đó, thì mọi người đều biết rằng đây là hệ phái khất sĩ – cuối cùng là chúng ta sưu tập, gìn giữ, tôn vinh những di bảo do Tổ sư để lại.

với Phần trình bày của Ni trưởng Thích nữ Tuyết Liên- trình bày Chơn lý di sản Pháp bảo của Hệ phái Khất sĩ; Tổ sư đã viết ra Chơn lý và thuyết giảng những Chơn lý đó bằng ngôn ngữ giản dị và sáng tỏ

khi chúng ta tiếp thu được Chơn lý của Ngài thì chúng ta như đang đi trên con đương thẳng tắp, không bị rằng buộc vào chấp mê, thành kiến, ngắn cản chúng ta tiến bộ tâm linh vì sao

vì Ngài đã san bằng những điều đó bằng triết lý của riêng Ngài – Phá chấp mê tín dị đoan, tập tục nô lệ vào thần thánh, hình tượng- Phá chấp vào sự lệ thuộc vào những cấp bậc trung gian tôn giáo thần thánh

Phá chấp những hạn hẹp trong kiến thức về Phật pháp lý do chính là ngôn ngữ, lịch sử và chủng tộc, phân biệt đại thừa, tiểu thừa- gom tất cả vào một mối, một thừa duy nhất là Phật thừa và một chủng tộc duy nhất là Sa môn.

với phần trình bày của Sư cô thích nữ Thảo Liên- trình bày về kệ Chơn lý- kết tập bộ Chơn lý một cách hệ thống, mang đậm sắc màu thuần việt cả về ngon ngữ và hành trì,

giúp các tầng lớp từ bình dân đến tri thức dễ dàng tiếp cận và tu tập với 69 bài Pháp là kho trí tuệ bao la, hướng dẫn lộ trình Giác Ngộ. Người thấu đạt Chơn lý là người như soi được gương Tổ Thầy để lại.

với phần trình bày của  Ni trưởng Thích nữ Nguyện Liên-Bảo tồn Pháp bảo – Mục tiêu và ý tưởng của Tổ Thầy là làm cho thế giới đều Tu, yên vui thì xã hội yên vui và gia đình yên vui thì nhân tố trong ta mới yên vui và Tu học tiến Tu như trong lời nhắc nhở của Tổ Thầy: “lẽ thật của đời là đi tới, tới cõi yên vui xuôi thuận, mà chúng ta đứng lại, hoặc đi lui khốn khổ

nên từ xưa đức Phật dạy rằng- các người biết vì sao ta đi xin ăn mỗi ngày? Ta đi xin ăn là tập dạy cho cư gia biết bố thí vật chất, sự ăn mặc ở bịnh cho nhau, để đừng tham khổ và là biết nuôi đạo giúp Tăng

Mà cũng là tập dạy cho Tăng cũng đi tu học khắp nơi, trau tâm, giồi trí, giáo hóa cho cư gia, bố thí cho chúng sanh, để ban hành Trung đạo dung hòa, Chánh đẳng Chánh giác của Ta, cho chúng sánh đều hiểu biết là Chơn đạo”.

đúc kết cuối buổi Hội thảo là lời của Hòa thượng Thích Giác Toàn nhắc lời Tổ Thầy: Nên tập sống chung tu học vì trong tu học mới phát sinh tuệ và giáo pháp của Tổ Thầy mới xương minh dễ dàng đến gần với Phật tử.

kết thúc buổi Hội thảo là phương danh các nhân trong các Giáo đoàn trong Hệ Phái:

được biết vào lúc 18h đã diễn ra buổi đốt nến tri ân và Thiền với sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Giác Hoàng.

Quí Nguyễn

PV-PGĐS tại TPHCM

Bài viết liên quan

Phản hồi