“Thiệt” tôi nhận, “hơn” nhường cho người khác, tu đại phú quý từ chỗ này

PGĐS – Cả đời nhường nhịn, cả đời lùi bước, bề ngoài nhìn thấy rất khổ, rất tội nghiệp, nhưng mà phiền não nhẹ, trí tuệ lớn, thân thể khỏe mạnh trường thọ.

1. Chúng ta phải dùng tâm thiện, dùng ý tốt để xử việc đãi người tiếp vật. Bản thân chấp nhận thiệt thòi, gặp phải thiệt – hơn, thiệt thì ta phải nhận, hơn nhường cho người khác, việc xấu bản thân nhận, đây thật sự là tích công lũy đức. Nếu như quý vị tinh tấn dũng mãnh tích cực tu, không cần đợi đời sau, cuối đời thì nhận được.

2. Cả đời nhường nhịn, cả đời lùi bước, bề ngoài nhìn thấy rất khổ, rất tội nghiệp, nhưng mà phiền não nhẹ, trí tuệ lớn, thân thể khỏe mạnh trường thọ. Cả đời Thích Ca Mâu Ni Phật ngày ăn một bữa, qua đêm bên gốc cây, ba y một bát, sau khi chết cho đến hôm nay, mỗi ngày có bao nhiêu người cúi lạy Ngài sát đất, tán thán, học tập lời dạy của Ngài để lại, bao nhiêu người có được lợi ích từ Ngài, đây chính là đại phước báo của Ngài.

3. Chúng ta nhận cái thiệt của người khác không sao, tuyệt đối không thể hại người khác, cổ Đại Đức dạy chúng ta: Trung nghĩa, nghĩ cho người khác, từ bi để hóa giải xung đột của xã hội. Trong Luận Ngữ nói: “Đạo của Khổng Tử, chỉ là trung nghĩa, nghĩ cho người khác mà thôi.”

Chúng ta phải dùng tâm thiện, dùng ý tốt để xử việc đãi người tiếp vật.
Chúng ta phải dùng tâm thiện, dùng ý tốt để xử việc đãi người tiếp vật.

4. Người khác đối với ta tốt thì niệm niệm không quên, phải biết báo ân. Không báo oán với người khác, người khác đối xử với ta không tốt thế nào, hủy báng ta, sỉ nhục ta, lừa gạt ta, hãm hại ta, bỏ hết.

5. Chia sẻ sai lầm của người, không chia công của người, cùng làm việc với người khác, có lỗi lầm ta gánh vác, có công lao đẩy cho người khác.

6. Giúp người khác hoàn thành việc tốt, không giúp người khác làm việc xấu. Giấu đi cái xấu của người, không giấu việc tốt của người. Cả đời ta không phụ lòng người khác, có thể chấp nhận người khác phụ lòng ta. Ta không hủy báng người khác, ta có thể chấp nhận người khác hủy báng ta. Phải dụng tâm đề bạt người khác, nhìn thấy người này có thể dạy được, có thể thành tựu, toàn tâm toàn lực giúp đỡ người đó.

7. Cùng làm việc với người khác nhất định phải nhiệt tình, thật sự học vô ngã, người khác đố kỵ, chướng ngại ta thì xóa hết toàn bộ, không kết tội với ta.

8. Đây là một thời đại phi thường, cần có trí tuệ phi thường, đức hạnh phi thường mới có thể giúp đỡ những chúng sanh khổ nạn. Quý vị có thể tiếp nhận, điều này trong Phật Pháp gọi là thay chúng sanh chịu khổ, tất cả tội nghiệp của họ đã làm, tôi gánh vác. Đại phú đại quý từ chỗ nào tu được? Từ thiệt thòi tu được, từ mắc lừa tu được, tuyệt đối không phải là chiếm phần lợi.

Bài viết liên quan

Phản hồi