Tại sao gọi là xuất gia?

Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục.

Ở Ấn Độ thời cổ đại, cũng có những đạo sĩ Bà–la-môn tu theo hạnh xuất gia, tuy có hình thức tương tự , nhưng chính đức Thích Ca Mâu Ni đã mang lại cho đời sống của người xuất gia theo đạo Phật một ý nghĩa đầy đủ và thực tiễn hơn. Kinh Tăng Nhứt A-hàm có dạy: “người xuống tóc xuất gia học đạo thì phải có niềm tin kiên cố, nếu không đủ ý nghĩa như tên gọi này thì chớ nên xưng là đệ tử của đức Thích Ca”.

Thật vậy, sau khi xuất gia, Sa-môn Cồ-Đàm đã phát bốn lời hoằng nguyện, đó là nguyện cứu các khổ nạn của chúng sinh, nguyện trừ các chướng hoặc của chúng sinh, nguyện đoạn các tà kiến của chúng sinh, và nguyện độ chúng sinh ra khỏi vòng sinh tử. Sau sáu năm tìm kiếm, Ngài xác định con đương để thành tựu những lời hoằng nguyện ấy, được loài người tôn xưng là bậc giải thoát, là Phật. Như thế, xuất gia theo đạo Phật không chỉ để giải thoát cho chính mình mà còn vì lợi ích cho hết thảy mọi loài chúng sinh. Đã làm người xuất gia thì phải luôn luôn tự kiểm điểm mình bằng bốn lời hoằng nguyện trên.

Xuất gia theo đạo Phật không chỉ để giải thoát cho chính mình mà còn vì lợi ích cho hết thảy mọi loài chúng sinh.

Xuất gia theo đạo Phật không chỉ để giải thoát cho chính mình mà còn vì lợi ích cho hết thảy mọi loài chúng sinh.

Dựa vào hạnh nguyện của hành giả, cổ đức vẫn cho rằng người xuất gia có ba hạng.

a. Thân và tâm đều xuất gia: Xuất gia là do mỗi cá nhân tự nguyện, không ai và cũng không quyền lực nào có thể buộc một người xuất gia. Khi người xuất gia đã rời nhà vào ở trong chùa thì gọi là thân xuất gia. Khi tâm ngườii đó không còn hướng ra bên ngoài tham muốn các thú vui của năm dục, không còn màng đến danh lợi được mất, thì đó là tâm xuất gia. Thân và tâm của một người xuất gia đã đồng nhất, an bần lạc đạo, nên gọi là thân và tâm đều xuất gia. Đây chính là trường hợp lý tưởng nhất đối với một hành giả và cũng là bổn phận của người xuất gia.

b. Thân xuất gia mà tâm không xuất gia: Đây là trường hợp những người gởi thân trong chùa nhưng tâm của họ vẫn còn vọng tưởng, chạy đuổi theo cái vui của năm dục. Người như vậy chỉ xuất gia vì cuộc sống hưởng lạc, vì tiếng thơm để người khác ngưỡng mộ. Đức Phật đã cho biết, vào thời mạt pháp thường thấy nhiều hạng người xuất gia như vậy.

Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục.

Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục.

c. Tâm xuất gia mà thân không xuất gia: Đây là hình thức xuất gia của các bậc thánh hay các vị Bồ-tát. Những vị này hoặc vì sợ lộ hình tướng khiến chúng sinh ngưỡng mộ mà trở nên mê tín, hoặc vì họ không còn chấp vào hình tướng mà chỉ chú trọng vào việc tu hành thực tiễn. Thân của họ không cần ở chùa, nhưng tâm của họ không còn ham thích các thú vui của năm dục và cũng không màng danh lợi. Hình thức này rất đặc biệt, người phàm phu không thể thực hành được, vì vậy không thể làm mô phạm cho người xuất gia thông thường.

Bài viết liên quan

Phản hồi