Sống an lạc qua giáo lý “tứ đại giai không”

Tứ Đại giai không là sự thuyết minh của Phật giáo đối với bản chất, hiện tượng của vũ trụ và nhân sinh, trong nó ẩn chứa nghĩa lý thâm sâu có quan hệ mật thiết tới Nhân Ngã, điều đó nằm ngoài sự lý giải của những người chỉ theo đuổi về Tửu, Sắc, Tài, Khí hay những lý giải ngộ nhận khác.

Phật giáo Đại thừa có một số thuật ngữ, như “Tứ Đại giai không”, “Tứ Đại khổ không” hay “Thân Tứ Đại”… mà trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường hiểu chung chung rằng mọi Danh, Lợi, Tài, Sắc rồi chỉ là cát bụi, giả tạm mà chưa thấu hiểu hết nghĩa lý sâu sắc lời dạy của đức Phật? Sự ngộ nhận lặp đi lặp lại rồi “tam sao thất bản” càng khiến cho nhiều người lầm tưởng Tứ Đại giai không là Tửu, Sắc, Tài, Khí, lấy đó để hí họa những kẻ tham tài, tham sắc, háo danh lợi. Hay nhà kinh doanh buôn bán những bộ tượng Tứ Đại giai không với hình tượng các chú tiểu hoặc tượng bốn chú khỉ bằng đồng Không Nghe, Không Nhìn, Không Nghĩ, Không Nói và cho rằng đó là biểu trưng cảnh giới cao nhất của thiền định…?

Trên thực tế, “Tứ Đại giai không” là sự thuyết minh của Phật giáo đối với bản chất, hiện tượng của vũ trụ và nhân sinh, trong nó ẩn chứa nghĩa lý thâm sâu có quan hệ mật thiết tới Nhân Ngã, điều đó nằm ngoài sự lý giải của những người chỉ theo đuổi về Tửu, Sắc, Tài, Khí hay những lý giải ngộ nhận khác.

Tứ Đại giai không là sự thuyết minh của Phật giáo đối với bản chất, hiện tượng của vũ trụ và nhân sinh, trong nó ẩn chứa nghĩa lý thâm sâu có quan hệ mật thiết tới Nhân Ngã, điều đó nằm ngoài sự lý giải của những người chỉ theo đuổi về Tửu, Sắc, Tài, Khí hay những lý giải ngộ nhận khác.

Tứ Đại giai không là sự thuyết minh của Phật giáo đối với bản chất, hiện tượng của vũ trụ và nhân sinh, trong nó ẩn chứa nghĩa lý thâm sâu có quan hệ mật thiết tới Nhân Ngã, điều đó nằm ngoài sự lý giải của những người chỉ theo đuổi về Tửu, Sắc, Tài, Khí hay những lý giải ngộ nhận khác.

“Tứ Đại giai không” tức là chỉ bốn nguyên tố hợp thành các vật thể gồm Địa (đất), Thủy (nước), Phong (gió), Hỏa (lửa), Khái niệm về Tứ Đại này được Phật giáo làm sâu sắc và phát triển lên từ tư tưởng vốn có của triết học Ấn Độ, những nguyên tố đó hoặc thêm một vài nguyên tố khác cũng được tư tưởng triết học Phương Tây và Phương Đông từ xa xưa nhận thức và tìm hiểu bản thể vũ trụ như thuyết Ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ của Trung Quốc hay đất, nước, khí, lửa của Hy Lạp cổ đại…

Địa: Có tính rắn chắc, hỗ trợ vạn vật khiến vạn vật không sai lạc

Thủy: Có tính lỏng, ướt thu nhiếp vạn vật làm cho vạn vật không rời rạc

Hỏa: Có tính nóng ấm, làm vạn vật trưởng thành không hư hại

Phong: Có tính lưu động, sinh trưởng vạn vật, điều tiết không chướng ngại

Bốn nguyên tố đó được gọi là Tứ Đại vì thể tính của Chủng Tứ Đại đó rộng lớn, biến nhất thiết Sắc pháp; hình tướng của Chủng Tứ Đại có thể to như núi cao, biển sâu, gió lốc, đại hỏa nên có ý nghĩa là hình tướng to lớn, đồng thời tính dụng phát huy của Tứ đại rộng lớn, làm sinh trưởng vạn vật do đó được gọi là Địa Đại, Thủy Đại, Phong Đại và Hỏa Đại.

Phật giáo Đại thừa có Tứ Đại giai không là muốn dẫn dắt chúng ta thấu hiểu sự hư ảo giả tạm của thế giới vật chất, cái không thực của thế giới vật chất.

Phật giáo Đại thừa có Tứ Đại giai không là muốn dẫn dắt chúng ta thấu hiểu sự hư ảo giả tạm của thế giới vật chất, cái không thực của thế giới vật chất.

Vạn vật, hiện tượng trong vũ trụ đều dựa vào Tứ Đại mà thành hình, ví như cây muốn nở hoa tươi tốt thì cần đất đai phì nhiêu, đất đai chính là “Địa Đại”, nước tưới đầy đủ là “Thủy Đại”, ánh sáng ấm áp là “Hỏa Đại”, khí gió điều hòa là “Phong Đại”, thiếu đi một trong Tứ Đại thì hoa không nở rộ tốt tươi. Sắc thân của chúng sinh hữu tình cũng vậy, đều do giả Tứ Đại mà hợp thành, giống như con người, động vật cấp cao trong vũ trụ thì thịt da, xương cốt là Địa Đại có tính rắn chắc, máu mủ dịch đờm là Thủy Đại có tính lỏng ướt, nhiệt độ ấm nóng của cơ thể là Hỏa Đại, hơi thở hô hấp là Phong Đại. Cơ thể sinh tồn của chúng ta do Tứ Đại hợp thành, một trong Tứ Đại điều tiết không ổn định sẽ khiến cơ thể sinh ra các tật bệnh liên quan, nếu Tứ Đại trong thân thể phân tán, sinh mệnh liền tử vong, hơi thở hô hấp trở về Phong Đại, sự ấm nóng cơ thể trở về Hỏa Đại, máu mủ dịch đờm trở về Thủy Đại và thịt da xương cốt trở về Địa Đại. Do đó, vạn vật thế gian hay thân thể của chúng sinh hữu tình đều là giả tướng của Tứ Đại hòa hợp mà tạo thành chứ không có một thực thể nhất định nào khác.

Ví dụ như trong núi rừng cứng rắn thì Địa Đại tương đối tăng trưởng, trong biển hồ ẩm ướt thì Thủy Đại tăng trưởng, ba Đại khác tiềm phục đợi chờ các điều kiện hòa hợp nhân duyên mà hiển hiện lên tướng dụng của nó. Khi nhiệt độ của nước dưới 0 độ nó sẽ ngưng kết thành băng tuyết, trở thành Địa Đại, khi nhiệt độ lên tới hơn 100 độ nó biến thành thể khí, trở thành Phong Đại. Tứ Đại hễ gặp duyên liền sinh ra sự thay đổi nên bản thể của những đặc tính đó cũng đã là khó được, cho nên “Tứ Đại giai không” chính là chỉ chân lý vạn hữu của vũ trụ đều là vô thực thể, những thực thể có hình trạng đều là giả hợp mà thành, khi Tứ Đại ly tán thì thực thể hoại diệt.

Cái Không của Đức Phật là không tham đắm, si mê, không dính mắc, không chấp thủ chạy theo hình sắc, sinh diệt chứ không phải đức Phật có thể dùng phép thần thông để làm tan biến đi tất cả.

Cái Không của Đức Phật là không tham đắm, si mê, không dính mắc, không chấp thủ chạy theo hình sắc, sinh diệt chứ không phải đức Phật có thể dùng phép thần thông để làm tan biến đi tất cả.

Chúng ta nếu chưa thấu hiểu nghĩa lý sâu sắc của Tứ Đại giai không nên trong cuộc sống thường ngày nảy sinh ra nhiều khổ đau, sân si tạo nghiệp. Thấy thế sự bể dâu, biến hóa quay cuồng mà tâm thần thất loạn, gặp sinh ly tử biệt mà bi thiết ai oán, đối diện với danh lợi mà mê mờ tâm can, thậm chí tự thân dằn vặt, khổ sở. Chấp lấy vật ngoài thân làm sở hữu của mình để tìm cầu sự phù phiếm xa hoa, mong muốn lục căn vui thú mà tạo nghiệp sinh tử luân hồi, nung nấu trong trần lao ngũ dục.

Phật giáo Đại thừa có Tứ Đại giai không là muốn dẫn dắt chúng ta thấu hiểu sự hư ảo giả tạm của thế giới vật chất, cái không thực của thế giới vật chất. Cái Không của Đức Phật là không tham đắm, si mê, không dính mắc, không chấp thủ chạy theo hình sắc, sinh diệt chứ không phải đức Phật có thể dùng phép thần thông để làm tan biến đi tất cả. Lãnh hội điều đó giúp chúng ta phản tỉnh bản thân, tu tâm dưỡng tính phát huy vô lượng những tài bảo trong tâm để tìm cầu hạnh phúc thật sự, tìm cầu hạnh phúc vĩnh hằng trong đời sống tinh thần của chúng ta khiến thân tâm thường an lạc, sáng suốt và thanh tịnh.

Bài viết liên quan

Phản hồi