Hà Nội: Ra mắt sách “Togden Shakya Shri – Cuộc đời và sự giải thoát của một hành giả YOGI Tây Tạng”
PGĐS – Hôm nay, 8-12, tại chùa Pháp Vân (số 1299 đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) long trọng tổ chức buổi ra mắt cuốn sách “Togden Shakya Shri – Cuộc đời và sự giải thoát của một hành giả YOGI Tây Tạng”.
Cuốn sách “Togden Shakya Shri – Cuộc đời và sự giải thoát của một hành giả yogi Tây Tạng” là một quyển sách giới thiệu tiểu sử chi tiết về Đại thành tựu giả Shakya Shri, một Bậc thầy giác ngộ nổi tiếng của Tây Tạng – là người kế thừa và kết hợp hoàn hảo hai dòng giáo lý Dzogchen và Mahamudra.
Cuốn sách kể về cuộc đời của Ngài Togden Shakya Shri, một thiền giả Tây Tạng đã đạt được những chứng ngộ vượt thời gian. Qua câu chuyện, bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh của sự tu tập và ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống để đạt đến sự tự do, giác ngộ.
Bên cạnh đó, cuốn sách sẽ hướng dẫn thiền định, giáo lý Dzogchen và Đại Thủ Ấn. Nội dung được trình bày dễ hiểu, phù hợp cho cả những người mới bắt đầu tìm hiểu Phật giáo và những hành giả đang thực hành tâm linh.
Đặc biệt, những câu chuyện về lòng từ bi, trí tuệ và sự kiên trì của Ngài Shakya Shri sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ, giúp bạn khám phá tiềm năng của bản thân và phát triển sự bình an nội tại. Là khởi đầu với niềm tin và ý chí trên con đường tu tập, hành trì miên mật để đạt tới chứng ngộ tối thượng.
Được biết, Ngài Sey Rinpoche là trưởng dòng truyền thừa Shakya Shri, người nắm giữ các pháp tính túy như: sáu Pháp Yoga của Naropa, Thiền Đại Thủ Ấn.
Ngài Sey Rinpoche được các bậc thầy vĩ đại như Ngài Dujom Rinpoche và Ngài Gyalwa Karmapa thứ 16 công nhận là tái sinh của Ngài Kyapje Tripon Pema Choegyal. Ngài Kyapje Tripon Pema Choegyal là bậc thầy của các bậc thầy trong dòng truyền thừa Drukpa như: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa 11, Ngài Apho Rinpoche, Ngài Thuksey Rinpoche đời thứ nhất, Ngài Gegen Khyentse. Sau khi mất, Ngài đã để lại nhiều xá-lợi, trong đó có xá-lợi hình Vajrayogini. Ngài được Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa 11 xác nhận là hóa thân của Ngài Gyalwa Gotsangpa (trưởng dòng Drukpa Thượng và là hành giả Yogi xuất sắc nhất Tây Tạng thời bấy giờ), Ngài được so sánh với Ngài Milarepa, Ngài đã để lại rất nhiều di sản tâm linh như các động mà Ngài nhập thất ở núi Kailash, tại Ladakh và tại Garsha.
Pháp Phowa là pháp thứ 6 trong sáu pháp Yoga của Naropa. Pháp Phowa có ba cấp độ, di chuyển tâm thức để đạt pháp thân Phật, di chuyển tâm thức đến các cõi báo thân, di chuyển tâm thức đến các cõi hóa thân. Tùy vào khả năng của hành giả mà các mức thành tựu pháp Phowa sẽ khác nhau. Còn đối với những Phật tử như chúng ta sẽ có thể chủ động di chuyển tâm thức của mình về cõi Tịnh độ khi cái chết đến mà không cần trải qua thân trung ấm. Đây là pháp thực hành rất đơn giản nhưng vô cùng tối thắng, Ngài Marpa vẫn luôn thực hành pháp Phowa để chuẩn bị cho cái chết của mình. Trong quyển “Lời vàng của thầy tôi“, Ngài Patrul Rinpoche có nói rằng việc di chuyển thần thức về thẳng cõi Tịnh độ mà không thông qua thân trung ấm sẽ giúp cho những chúng sinh phạm phải các đại ác nghiệp vẫn có thể được giải thoát.
Ngài Sey Rinpoche rất nổi tiếng về pháp Phowa ở Đài Loan, Ngài đã cho thực hành rất nhiều lần ở Đài Loan và đã có hơn ba nghìn Phật tử Đài Loan đã đạt được các dấu hiệu thành tựu. Thật may mắn và phúc duyên cho các Phật tử Việt Nam chúng ta nếu có thể đủ phúc duyên để được Ngài trực tiếp cho thực hành pháp Phowa. Sự thành tựu của pháp Phowa phụ thuộc rất nhiều vào năng lực gia trì của bậc thầy thành tựu, cũng như sự tín tâm của đệ tử. Ngài có kể lại câu chuyện có mẹ của một Phật tử ở Malayasia theo Thiên Chúa Giáo, và cũng đã thực hành pháp Phowa của Ngài cũng đã có được dấu hiệu thành tựu.
Khi đã có dấu hiệu thành tựu pháp Phowa, đó là dấu hiệu của huyệt bách hội đã được mở để giúp cho chúng ta có thể dễ dàng di chuyển tâm thức vào lúc cái chết đến. Tuy nhiên, Ngài Sey Rinpoche có nói: Giống như cái nhà đang cháy, mặc dù là cửa chính mở nhưng con có đảm bảo là con sẽ đi ra qua cửa chính hay nhảy qua cửa sổ? Vì vậy, Ngài luôn nhấn mạnh việc thực hành Ngondro giúp có một nền tảng vững chắc để có thể thực hành được đúng pháp Phowa. Giống như một người học võ, nếu không có một nền tảng vững chắc mà chỉ học chiêu thức thì cũng chưa chắc đã có thể sử dụng tốt chiêu thức khi đối kháng. Tương tự như vậy, pháp Phowa chỉ giống như chiêu thức, còn nền tảng để có thể thực hành được chính xác thì phải được rèn luyện thông qua các pháp tu dự bị của ngondro.
Tại buổi ra mắt, đại chúng đã được nghe giới thiệu về đức Hoàng Tài Bảo Thiên & Bảo Bình Hoàng Tài Bảo Thiên.
Đức Hoàng Tài Bảo Thiên là vị chủ của các thần tài. Ngài trước kia là một vị thần có năng lực ban gia trì về tài bảo, sau đó Ngài là đệ tử của đức Phật và chứng được A La Hán, và bây giờ Ngài đang đi trên con đường Bồ-tát đạo. Như chúng ta biết, mỗi người đều có một duyên nghiệp riêng, ví dụ vị thủ tướng của một nước, cùng là con người, nhưng người ta có nghiệp, có năng lực để làm được những điều to lớn hơn chúng ta rất nhiều, …. Nghiệp này họ đã phải tích lũy từ nhiều đời nhiều kiếp. Vị Hoàng Tài Bảo Thiên cũng vậy, Ngài cũng đã tích lũy nghiệp để trở thành một vị thần có năng lực lớn nhất về gia trì tài bảo trong số tất cả các vị thần. Khi Ngài chứng đạt A La Hán, Ngài đã phát nguyện với đức Phật rằng: Bất cứ chúng sinh nào phát tâm hộ trì Tam bảo, hoằng dương Phật pháp, mà nhớ nghĩ và cầu nguyện đến Ngài Hoàng Tài Bảo Thiên, thì Ngài sẽ gia hộ cho vị đó đạt được tâm nguyện. Chúng ta cần hiểu rằng, chúng ta vẫn cần nỗ lực hết mình, và dưới sự gia hộ của Hoàng Tài Bảo Thiên thì mọi sự nỗ lực của chúng ta sẽ cho kết quả như mong muốn. Nếu chúng ta không làm gì thì cũng không có điều gì xảy ra cả, hoặc chúng ta không phát tâm nguyện như lời cam kết giúp đỡ của Ngài Hoàng Tài Bảo Thiên thì cũng không có được sự trợ duyên của Ngài. Trong hoạt động hoằng dương Phật pháp, như xây chùa, đúc tượng, xây bảo tháp, tu tâp và giảng pháp, …. thì việc giảng chính pháp là sự hoằng dương Phật pháp mạnh mẽ nhất. Ví dụ ở Bồ Đề Đạo Tràng có bảo tháp, tuy nhiên người dân vùng đó của Ấn Độ lại là tỉnh có các tệ nạn và đói kém nhất Ấn Độ, tuy nhiên với những người dân Việt Nam luôn có sự thân thiện, thì đó là sự gia trì của giáo pháp của đức Phật, mặc dù nước Việt Nam ở rất xa Bồ Đề Đạo Tràng, nhưng người dân ở đó vẫn có được sự gia trì từ Phật pháp, tuy nhiên người dân quanh vùng Bồ Đề Đạo Tràng thì lại không có sự chuyển hóa tâm.
Chính vì thế, sự gia trì lớn nhất của Phật pháp chính là giáo pháp, giáo phát xuất phát từ tâm giác ngộ của đức Phật. Việc hoằng dương Phật pháp mạnh mẽ nhất chính là ấn tống kinh sách, và hộ trì cho các bậc thầy tuyên giảng chính pháp của đức Phật. Đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava đã dạy trong kinh văn rằng Bảo bình sẽ tự nhiên làm tăng trưởng sự thịnh vượng, giàu có và tạo ra các điều kiện cho hoa màu, trái cây và rừng phát triển dồi dào. Bảo bình Hoàng Tài Bảo Thiên – Dzambhala trân quý – kho tàng quý báu hay còn gọi là Yangbum được yếm bên trong là những chất liệu linh thiêng nhất, sau đó được làm lễ Thánh Hoá và niêm phong đầy đủ. Kho báu Dzambhala sẽ có lợi ích to lớn ở bất cứ nơi đâu. Nó không chỉ sẽ ban phước cho nhà của bạn hoặc nơi thực hành, thậm chí cả khu vực xung quanh và môi trường mà có tồn tại Bảo bình.
Xin giới thiệu một số hình ảnh đã ghi nhận được:
Nhóm PV tại Hà Nội thực hiện
Phản hồi