PGS, TS Nguyễn Lân Cường đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 84

PGĐS – Sáng nay ngày 6/5, PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày, hưởng thọ 84 tuổi.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường và những người bạn 5G trường Thiếu Nhi Việt Nam – Lư Sơn – Quế Lâm – Nam Ninh ( thủ phủ của Quảng Tây – TQ ) những năm sơ tán ác liệt

PGS.TS Nguyễn Lân Cường sinh năm 1941 tại Huế, trong gia tộc Nguyễn Lân giàu truyền thống hiếu học. Ông là con thứ tư, với các anh chị em đều là những chuyên gia nổi tiếng như Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Lân Tuất.

Ngày họp lớp  2024 của các bạn 5G của PGS.TS Nguyễn Lân Cường và những người bạn trường Thiếu Nhi Việt Nam – Lư Sơn – Quế Lâm – Nam Ninh ( thủ phủ của Quảng Tây – TQ )

Ông tốt nghiệp khoa Sinh vật của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên) và là chuyên gia đầu ngành với hơn 50 năm gắn bó về cổ nhân học. Tên tuổi của ông gắn liền với các công trình lớn như nghiên cứu di chỉ Vườn Chuối (Hà Nội), phục chế, tu bổ tượng nhục thân thiền sư tại chùa Đậu, chùa Tiêu Sơn, chùa Phật Tích… ông làm Chủ nhiệm các Dự án Tu bổ, Bảo quản các Thiền sư ở Chù Đậu, Phật Tích, Tiêu Sơn. Đã công bố hơn 200 công trình nghiê cứu khoa học trong ó có 15 công trình được in thành sách và đăng trên tạp chí của nước ngoài: Mỹ, Đức , Thụy Đển, Nhật, Australia và Liên Xô ( cũ ) .

PGS.TS Nguyễn Lân Cường Nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội, Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, Nghiên cứu viên cao cấp , Trưởng ban kiểm tra và Ban Đối ngoại của Hội Âm nhạc Hà Nội, Giảng viên Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Giảng viên Học viện KHXHVN, Ủy viên Hội đồng KH Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người, Chủ tịch Hội Cựu viên chức Viện Hàn Lâm KHXHVN. Hiện là Ủy viên trưởng phân ban thuộc Ban Văn Hóa TW GHPGVN, đã đóng góp rất nhiều nghệ thuật âm nhạc Phật Giáo Việt Nam.

PGS, TS Nguyễn Lân Cường đến thăm và chúc tết Thượng Tọa ,Chư Tăng chùa Khúc Thủy – Luật Mật Viện Thắng Nghiêm

PGS.TS Nguyễn Lân Cường được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập là người nghiên cứu nhiều nhất các di cốt người cổ tại Việt Nam, lên tới 1.093 cá thể. “Khi nhìn thấy xương người, di vật của người tiền sử, mắt tôi như sáng lên”, ông từng nói trong sự kiện công bố kết quả khai quật di chỉ khảo cổ hang động núi lửa ở Krông Nô năm 2018.

PGS Nguyễn Lân Cường trong một lần tiếp cận di cốt người tiền sử hang núi lửa có xương người tiền sử ở Đăk Nông.

Ngoài khảo cổ, ông cũng là nhạc sĩ, làm phó chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội nhiều năm, từng chỉ huy dàn hợp xướng trong nhiều chương trình nghệ thuật lớn.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường thuyết minh về các phát hiện mới tại Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, hồi tháng 10/2024

PGS.TS Nguyễn Lân Cường hiện là Tổng Thư ký  Hội Khảo cổ học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Cổ sinh địa tầng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tác giả phi hư cấu ( VNAFA), ông đã để lại nhiều giáo trình, sách, công trình khoa học về khảo cổ và âm nhạc. Ông có hơn 70 tác phẩm âm nhạc, gồm hợp xướng và các ca khúc chủ yếu viết cho thiếu nhi.

PGS,TS Nguyễn Lân Cường cùng Phóng Viên Nhà Báo tới chúc tết và thăm chùa Linh Quang – Khúc Thủy – Thanh Oai
PGS, TS Nguyễn Lân Cường cùng Tổng Biên Tập Tòa Soạn Báo Phật Giáo và Đời Sống chư tăng ni và PV- BTV, phật tử tổ chức ngày tri ân 20-11-2024

Là một nhà khảo cổ nổi tiếng nhưng PGS-TS Nguyễn Lân Cường còn là nhạc sĩ, đã thành lập và chỉ huy dàn hợp xướng Hanoi Harmony trong nhiều năm.

Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông về công tác ở Viện Khảo cổ học. Được đi trên khắp các nẻo đường của Tổ quốc, nên mỗi ca khúc của ông như những trang nhật ký viết bằng nhạc. Các tác phẩm của ông ghi dấu kỷ niệm những chuyến đi, bám sát các đề tài thời sự và còn có một mảng sáng tác thú vị dành cho thiếu nhi. Gia tài âm nhạc của ông có gần 100 tác phẩm, gồm hợp xướng và các ca khúc chủ yếu viết cho trẻ em, trong đó nổi bật là “Vị tướng của lòng dân”, “Về đi em”, Ở đề tài về người lính ông có tác phẩm: Vị tướng của lòng dân, Bài ca về những người lính đảo, Sau lời tuyên thệ, Cảm xúc Hoàng Thành…

Những sáng tác đầu tay gắn với tên tuổi ông như: Ca khúc Tiếng hát bản Mường và hợp xướng “Tiếng ca trên bè gỗ”, từng đoạt giải trong các cuộc thi dành cho học sinh – sinh viên của Hà Nội.

Chủ đề cho thiếu nhi ông được nhắc tới với các ca khúc: Con búp bê của em, Đèn đỏ thì dừng đèn xanh mới đi, Con thích làm nghề gì?, Chúng em mừng Điện Biên 60 mùa hoa…

Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường từng giành 18 giải thưởng âm nhạc của Hội Âm nhạc Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội, UNICEF, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Sở Tư pháp Hà Nội, Bộ Tư lệnh Hải quân. Ông từng giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường tặng cuốn sách ” Bộ Xương Nói Với Chúng Ta Đều Gì ” cũng như trong đó có toàn bộ những bức tranh minh họa mà ông vẽ cho Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng con trai của Cố họa sĩ Nguyễn Quốc Thái 

Ngoài nghiên cứu khảo cổ và sáng tác nhạc, PGS-TS Nguyễn Lân Cường còn có tài hội họa. Ông vẽ tranh sơn dầu từ năm 1962. Một trong những tác phẩm đáng tự hào của ông là sách “Bộ xương nói với bạn điều gì?”, gồm 320 hình minh họa bộ xương người do chính ông vẽ.

PGS-TS Nguyễn Lân Cường luôn mang tinh thần sống lạc quan, nguồn năng lượng tích cực. Dù tuổi cao nhưng ông vẫn làm việc không biết mệt mỏi, cho đến khi phát hiện bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối vào cuối năm 2024.

Nhà khoa học, nghệ sĩ đa tài ra đi nhưng năng lượng tích cực mà ông lan tỏa vẫn tiếp tục sống trong các công trình, bản nhạc, bức tranh, và đặc biệt là trong ký ức của bao thế hệ học trò, đồng nghiệp, bạn bè và công chúng. Ông là minh chứng cho một cuộc đời mà khoa học và nghệ thuật không hề đối lập, mà bổ sung cho nhau để làm nên một con người viên mãn – sống với đam mê, sống để cống hiến và truyền cảm hứng cho cuộc đời. PGS, TS Lân Cường là ngời sống trọn vẹn cho đam mê và nghiên cứu, ông không chỉ là nhà khoa hoạc – nghệ sĩ hiếm có, mà còn là một người lạc quan yêu đời, yêu người, luôn mang đến nụ cời niềm vui và cảm hứng bất tận cho những ai đã từng gặp. 

Tin/Ảnh Trang Vân – Bảo Trâm 

Bài viết liên quan

Phản hồi