Nữ giới dưới góc nhìn của Phật giáo qua Kinh văn và Giới luật

Người phụ nữ được Đức Phật và Phật pháp, được giới luật và được cộng đồng Tăng-già bảo vệ, khích lệ, tin tưởng. Từ đó, họ có thể vững tin vào cộng đồng Tăng-già là cộng đồng rộng lớn về số lượng, về sự tu tập và truyền bá Chánh pháp của Đức Phật.

I. Người phụ nữ trong gia đình và xã hội:

Từ hơn 2 triệu năm trước, con người sống bằng cách săn bắt thú, hái lượm cây trái, chuyển qua thời kỳ đồ đá, rồi cách đây 100 nghìn năm, người thông minh (Homosapiens) xuất hiện, kinh tế và vật dụng gia đình đều do nam giới phụ trách. Phụ nữ sống phụ thuộc vào nam giới, vào chồng con. Sở dĩ như vậy là vì phụ nữ bẩm sinh không có thể chất mạnh mẽ bằng nam giới. Do đó, vai trò của phụ nữ bị xem thường, địa vị của họ trong xã hội trở nên thấp kém, thậm chí như người nô lệ quan niệm trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng khởi từ thời xa xưa ấy tồn tại cho đến nay, hoặc ít, hoặc nhiều trên hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Nữ giới được tôn trọng vì phụ nữ làm mẹ, công đức sinh con, nuôi dạy con, sẵn sàng hy sinh vì con.
Nữ giới được tôn trọng vì phụ nữ làm mẹ, công đức sinh con, nuôi dạy con, sẵn sàng hy sinh vì con

Cảm nhận sự bất công trong quan niệm kỳ thị nam nữ, nhiều phụ nữ, hoặc hội đoàn phụ nữ đã bày tỏ sự uất ức. Cho đến cuộc cách mạng Pháp 1789, hai năm sau, bản Tuyên ngôn về Quyền Phụ nữ và Công dân do Olymp De Gouges soạn thảo được đưa vào Tuyên ngôn Nhân quyền Pháp vào năm 1799. Thế nhưng ngay tại Pháp và tại các nước trên thế giới, kỳ thị nam nữ vẫn là khổ nạn của nữ giới. Trước đó vài năm, nhà văn nữ người Mỹ đã viết sách, thiết lập triết học bình quyền nam nữ. Tiếp theo là những phụ nữ nổi tiếng về đấu tranh về bình đẳng giới tính như Susan B.Anthony (người Mỹ, 1802 – 1906), Katherine Sheppard (người New Zealand, 1847 – 1934), Emmeline Pankhurst (người Anh, 1858 – 1928), Margaret Sanger (người Mỹ, 1879 – 1966) cùng với rất nhiều cuộc biểu tình rầm rộ của phụ nữ đòi quyền bình đẳng. Mãi cho đến năm 1979, ngày 18/12 Đại Hội đồng Liên hiệp quốc mới thông qua Công ước về Quyền Bình đẳng của Phụ nữ(CEDAW), có hiệu lực từ ngày 3/8/1981 (Việt Nam chính thức phê chuẩn Công ước này vào ngày 27/1/1981, chính thức là thành viên của Công ước này).

Người phụ nữ từ xa xưa, qua nhiều năm bị kỳ thị, bị khinh rẻ, đôi khi không khác gì kẻ nô lệ, cho đến cách đây chưa đầy 40 năm mới được quyền bình đẳng nam nữ, nhưng trên thực tế, quan niệm bất bình đẳng giới tính vẫn tồn tại khá nhiều ở nhiều vùng đất, quốc gia…

Hơn 25 thế kỷ trước, Đức Phật thành Đạo, đã gửi thông điệp Giải thoát khỏi khổ đau cho mọi chúng sinh, bất kể giai cấp, nam nữ, sang hèn, giàu nghèo, già trẻ. Bài tham luận này chỉ bàn riêng về Nữ giới dưới góc nhìn của Phật giáo qua kinh văn và giới luật. Nội dung chủ yếu là quan niệm về người phụ nữ, về chư Tỳ-kheo-ni và nêu một vài nhận định.

II. Nữ giới xứng đáng được tôn trọng theo quan điểm Phật giáo:

Trước hết, một đức tính nổi bật ở người phụ nữ là sự kiên trì, chịu đựng mọi khó khăn khi mang thân nữ giới. Kinh Tương ưng bộ, chương III, Tương ưng nữ nhân nêu lời Đức Phật dạy về năm đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu: 1/ Lúc trẻ đến nhà chồng, không bà con, 2/ có kinh nguyệt, 3/ mang thai, 4/ sinh con, 5/ hầu hạ chồng. Đây là phát biểu về sự ghi nhận công đức, sự chịu đựng khổ nhọc và nêu lên phẩm chất của người phụ nữ đáng được tôn trọng.

Bất bình đẳng về giới tính là một nghịch lý, bất cứ người con nào khi còn nhỏ đều thương yêu cha mẹ, biết ơn cha mẹ, đặc biệt là gần gũi với mẹ; vậy mà khi lớn lên, ra ngoài xã hội, người con trai lại xem thường phụ nữ, coi khinh, kỳ thị.

Bất bình đẳng về giới tính là một nghịch lý, bất cứ người con nào khi còn nhỏ đều thương yêu cha mẹ, biết ơn cha mẹ, đặc biệt là gần gũi với mẹ; vậy mà khi lớn lên, ra ngoài xã hội, người con trai lại xem thường phụ nữ, coi khinh, kỳ thị.

Nữ giới được tôn trọng vì phụ nữ làm mẹ, công đức sinh con, nuôi dạy con, sẵn sàng hy sinh vì con. Kinh Đại tập ghi 10 điều mà người mẹ dành cho con: 1/ mang thai trong chín tháng, 2/ sinh nở đau đớn, 3/ sinh rồi quên lo, 4/ nuốt đắng nhổ ngọt, 5/ nhường khô nằm ướt, 6/ cho bú mớm, nuôi nấng, 7/ tắm rửa, chăm sóc, 8/ thương nhớ khi xa cách con, 9/ khổ đau nếu con làm ác, 10/ thương mến con trọn đời. Kinh Tương ưng ghi lời Đức Phật: “Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sinh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng sinh đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển.” Kinh Tâm địa quán ca ngời người mẹ như sau: “Mẹ hiền còn sống là mặt trời trưa chói sáng. Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn. Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ. Mẹ hiền mất rồi là đêm tối âm u.”

Bất bình đẳng về giới tính là một nghịch lý, bất cứ người con nào khi còn nhỏ đều thương yêu cha mẹ, biết ơn cha mẹ, đặc biệt là gần gũi với mẹ; vậy mà khi lớn lên, ra ngoài xã hội, người con trai lại xem thường phụ nữ, coi khinh, kỳ thị. Rất nhiều kinh Phật nói về chữ hiếu, về sự biết ơn cha và mẹ, mẹ ngang hàng với cha. Kinh Tăng chi I ghi: “Này các Tỳ-kheo, có hai hạng người Ta nói không trả ơn được. Thế nào là hai? Là mẹ và cha.” Khó có thể kể hết những lời dạy của Đức Phật về đạo Hiếu: “Phụng dưỡng cha mẹ là vận may tối thượng (Kinh Hạnh phúc)”; “Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế, khéo thờ cha mẹ là thờ Phật vậy (KinhTâm địa quán)”; “Người con nào giàu có mà không biết phụng dưỡng cha mẹ đó là cửa ngõ đưa đến bại vong (Kinh Đại vân)”…

Những kinh nói về chữ Hiếu đối với cha và mẹ đều mang ý nghĩa bình đẳng nam và nữ. Rõ ràng hơn, Đức Phật còn xác định một số ưu thắng của nữ giới. Kinh Tương ưng bộ Tương ứng Kosala, phẩm 1, Người con gái, thuật rằng khi vua Ba-tư-nặc đăng hầu thăm Đức Phật thì có người báo tin hoàng hậu Mạt-lỵ vừa sinh một bé gái. Vua tỏ vẻ buồn rầu, Đức Phật liền dạy rằng: “Này Nhân chủ, ở đời có nhiều thiếu nữ có thể tốt hơn nam giới, họ có trí tuệ, giới đức, họ khiến nhạc mẫu thán phục, họ sinh con trai là anh hùng, là quốc chủ.” Trong Tăng chi bộ kinh IV, 278, Đức Phật đã trả lời khẳng định với Tôn giả A-nan rằng: “Phụ nữ có thể chứng ngộ giải thoát như nam giới.”

Người phụ nữ được Đức Phật và Phật pháp, được giới luật và được cộng đồng Tăng-già bảo vệ, khích lệ, tin tưởng. Từ đó, họ có thể vững tin vào cộng đồng Tăng-già là cộng đồng rộng lớn về số lượng, về sự tu tập và truyền bá Chánh pháp của Đức Phật.

Về cư sĩ Phật tử, nam và nữ đều cùng giữ 5 giới là: Không sát sinh, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói dối, không dùng chất gây say mê.Cuối cùng cần nhận rõ là: Đức Phật và chư Bồ Tát luôn tuyên bố rằng sẽ cứu độ tất cả chúng sanh (không phân biệt cá nhân nào). Giải thoát khỏi khổ đau là tiêu điểm của giáo lý Phật giáo, nam hay nữ đều được giúp giải thoát và tự giải thoát. Ba Pháp ấn trong giáo lý của Đức Phật là Khổ, Không, Vô ngã rõ ràng là cho tất cả mọi người, không phân biệt nam nữ. Phân biệt nam nữ còn là sự sai lầm của bản thân, chỉ tồn tại cho con đường hướng đến giải thoát, ví như ma quỷ hại người. Kinh Tương ưng bộ I, kinh Soma, ghi lời cảnh cáo của Đức Phật: “Những ai nghĩ rằng ‘tôi là một nữ nhân’ hay ‘’tôi là một nam nhân’ hay ‘tôi là gì’ thì đấy là những kẻ bị ma đánh bại.” Chánh pháp của Đức Phật là dành cho mọi người, ai tin theo, làm theo Chánh pháp thì sẽ được thoát khỏi khổ đau. Cũng trong kinh Tương ưng bộ Đức Phật dạy: “Đây là chiếc xe độc nhất mà một phụ nữ hay một nam nhân dùng xe này đều có thể đạt đến sự an bình của Niết-bàn.” Phật tại tâm, chúng sanh là Phật sẽ thành, lời Phật dạy ấy có đề cập gì đến người nam hay nữ đâu!

Tóm lại, người phụ nữ cần được tôn quý, nhiều nữ cư sĩ đã được Đức Phật khen như Tín chủVisakha, Hoàng hậu Mallika, Hoàng hậu Samavati, Kỹ nữ Ambapali…

III. Tỳ-kheo-ni xứng đáng được tôn kính:

Trong thời Đức Phật, trước đó và về sau này, việc phân chia đẳng cấp là rất chặt chẽ, gồm 4 đẳng cấp chính là Bà-la-môn (cao nhất, giữ phần tư tế), Sát-đế-lỵ (vua chúa, chiến sĩ), Phệ-xá (các thương nhân), Thủ-đà-la (những người cùng khổ, bị khinh rẻ nhất). Đức Phật đã tuyên bố Ngài quyết xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp. Đó là đề cao sự bình đẳng giữa tất cả mọi người. Ý niệm này cũng bao gồm trong sự không phân biệt nam nữ.

Thời ấy, người phụ nữ bị khinh rẻ, sống gần như nô lệ, phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới, không được học hành nên trí tuệ không phát triển. Người phụ nữ bị ràng buộc bởi luật Manu, cấm đoán phụ nữ đủ điều, lấy đi tất cả tự do, quyền tự quyết của phụ nữ. Thế mà Đức Phật lại chấp thuận cho thành lập Ni đoàn Tỳ-kheo. Đây là một quan điểm táo bạo, cách mạng về tư tưởng và về xã hội. Một số luận gia, học giả đã trích một số đoạn kinh Phật để kết luận rằng Đức Phật vẫn còn phân biệt Ni giới và Tăng giới, Ni đoàn và Tăng đoàn. Chúng tôi sẽ bàn về vấn nạn này trong phần IV, Tỳ-kheo-ni và Giới luật Tỳ-kheo-ni.

hư lời Phật dạy đã được nêu trên “Không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm… mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỳ-kheo-ni đệ tử của ta đã đoạn trừ lậu hoặc với thượng trí… ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát và tuệ giải thoát”, trong Trưởng lão Ni kệ, chúng ta cũng đọc thấy trường hợp chứng A-la-hán quả của 73 vị Nữ Tôn giả. Đây chỉ là những vị đã để lại các bài kệ sau khi chứng ngộ, hiển nhiên còn rất nhiều vị khác mà kinh điển không ghi chép được.

Như lời Phật dạy đã được nêu trên “Không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm… mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỳ-kheo-ni đệ tử của ta đã đoạn trừ lậu hoặc với thượng trí… ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát và tuệ giải thoát”, trong Trưởng lão Ni kệ, chúng ta cũng đọc thấy trường hợp chứng A-la-hán quả của 73 vị Nữ Tôn giả. Đây chỉ là những vị đã để lại các bài kệ sau khi chứng ngộ, hiển nhiên còn rất nhiều vị khác mà kinh điển không ghi chép được.

Đức Phật dạy: “Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỳ-kheo Ni đệ tử của Ta, đã đoạn trừ các lậu hoặc với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát và tự giải thoát” (Kinh Trung bộ, Đại Kinh Vacchagotta).

Lời dạy trên của Đức Phật không phải là một sự khích lệ suông mà chính là sự thật, chứng tỏ rằng rất nhiều Tỳ-kheo-ni đã và sẽ đạt Thánh quả A-la-hán. Sau đây là 10 nữ tôn giả đã chứng đắc A-la-hán và đã được Đức Phật xếp vào hàng đệ nhất của Ni đoàn:

1/ Nữ Tôn giả Mahapajapati (Ma-ha-ba-xà-ba-đề), đệ nhất về lãnh đạo Ni đoàn.

2/ Nữ Tôn giả Khema (Kế-ma), đệ nhất trí tuệ.

3/ Nữ Tôn giả Uppalavanna (Liên Hoa Sắc), đệ nhất về thần thông.

4/ Nữ Tôn giả Dhammadinna (Pháp Thí), đệ nhất về trí tuệ.

5/ Nữ Tôn giả Patacara, đệ nhất bảo hộ nữ nhân.

6/ Nữ Tôn giả Kisagotami, đệ nhất về khổ hạnh.

7/ Nữ Tôn giả Bimba, đệ nhất về an trú tâm.

8/ Nữ Tôn giả Bhadda Kudalakesa, đệ nhất về lĩnh hội ý Pháp.

9/ Nữ Tôn giả Soma (Tô-ma), đệ nhất về tinh tấn.

10/ Nữ Tôn giả Nanda (Nan-đà), đệ nhất về thiền định.

Danh sách 10 vị nêu trên có thể hơi khác ở vài tài liệu, nhưng tất cả đều được trích trong các kinh Pali, Hán tạng và Trưởng lão Ni kệ. Các Nữ Tôn giả được gọi là đệ nhất như vậy đều là các vị chứng A-la-hán quả, còn gọi là bậc Ứng cúng, tức là xứng đáng được tôn kính cúng dường. Dĩ nhiên chư vị là những người toàn vẹn, tối thắng về trí tuệ, đức hạnh.

Như lời Phật dạy đã được nêu trên “Không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm… mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỳ-kheo-ni đệ tử của ta đã đoạn trừ lậu hoặc với thượng trí… ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát và tuệ giải thoát”, trong Trưởng lão Ni kệ, chúng ta cũng đọc thấy trường hợp chứng A-la-hán quả của 73 vị Nữ Tôn giả. Đây chỉ là những vị đã để lại các bài kệ sau khi chứng ngộ, hiển nhiên còn rất nhiều vị khác mà kinh điển không ghi chép được.

Giới dành cho Sa-di và Sa-di-ni gồm 10 điều, hoàn toàn giống nhau vì đây là những thiếu niên, chưa phát triển đủ về sinh lý và tâm lý. Tuy nhiên, muốn thọ giới Tỳ-kheo thì Sa-di-ni phải thêm 2 năm chịu giới Thức-xoa-ma-na, như là một giai đoạn thử thách Sa-di-ni và học hỏi giới bổn Tỳ-kheo-ni, trong khi đó Sa-di chỉ cần 2 năm là có thể thọ giới Tỳ-kheo. Lại nữa, chư Tăng lại giữ 250 giới trong khi chư Ni phải giữ 350 hoặc 348 giới (Bắc tông) hoặc 311 giới (Nam tông).

Giới dành cho Sa-di và Sa-di-ni gồm 10 điều, hoàn toàn giống nhau vì đây là những thiếu niên, chưa phát triển đủ về sinh lý và tâm lý. Tuy nhiên, muốn thọ giới Tỳ-kheo thì Sa-di-ni phải thêm 2 năm chịu giới Thức-xoa-ma-na, như là một giai đoạn thử thách Sa-di-ni và học hỏi giới bổn Tỳ-kheo-ni, trong khi đó Sa-di chỉ cần 2 năm là có thể thọ giới Tỳ-kheo. Lại nữa, chư Tăng lại giữ 250 giới trong khi chư Ni phải giữ 350 hoặc 348 giới (Bắc tông) hoặc 311 giới (Nam tông).

IV. Tỳ-kheo-ni và Giới luật Tỳ-kheo-ni:

Khi Di mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề của Đức Phật xin Đức Phật thành lập Ni đoàn, Đức Phật đã từ chối; nhưng sau đó, Tôn giả A-nan năn nỉ chân thành. Ngài mới chấp thuận và nêu ra Bát kỉnh pháp mà một Tỳ-kheo-ni phải tuân thủ suốt đời, đó là luôn phục tùng, tôn kính chư Tăng: 1/ Dù đã thọ đại giới lâu năm, Tỳ-kheo-ni phải kính lễ, phục vụ vị Tăng mới thọ giới; 2/ Không được trách mắng Tỳ-kheo Tăng; 3/ Không được cử tội Tăng; 4/ Muốn thọ đại giới thì phải qua Ni và Tăng; 5/ Nếu phạm trọng tội, phải đến trước hai bộ Tăng và Ni để hành pháp ý hỷ trong nửa tháng; 6/ Mỗi nửa tháng phải đến Tỳ-kheo Tăng để xin được dạy bảo; 7/ Không được an cư kiết hạ ở nơi không có Tăng ở; 8/ Không được quở trách Tăng nhưng Tăng thì được quở trách Ni.

Nhiều người cho rằng đây là phản ánh sự trọng nam khinh nữ, Tỳ-kheo-ni hoàn toàn bị hạ thấp so với Tỳ-kheo-Tăng. Sự thực chắc chắn không phải như vậy. Như trên đã nói Đức Phật nhiều lần tuyên bố giáo lý của Ngài là nhằm giải thoát khổ đau cho mọi chúng sinh, không hề có sự phân biệt nào giữa các chúng sinh. Chúng ta cũng nên hiểu tâm trí người phụ nữ thời Đức Phật, nhất là những người chưa tiếp cận với Phật giáo còn hời hợt, non nớt, tính nết nhỏ nhen, ghen tỵ và cho đến thời nay vẫn còn có nhiều phụ nữ như thế. Bát kỉnh pháp là nhằm bảo vệ cho các Tỳ-kheo-ni khỏi rơi vào sự suy giảm đạo đức. Cũng có thể được nghĩ rằng thời Đức Phật, phụ nữ bị khinh khi, bị xem như kẻ tôi đòi, nay Giáo đoàn của Đức Phật thâu nhận họ thì có thể bị chê là một giáo đoàn thuộc hạng thấp kém nếu không có biện pháp nào để ngăn chặn tính nết xấu của phụ nữ (thời ấy). Hơn nữa ý định của Đức Phật, bậc Tối thắng, chúng ta không thể hiểu bàn được; và biết đâu, Bát kỉnh pháp chỉ là một phương pháp giáo dục tâm lý của Đức Phật.

Giới dành cho Sa-di và Sa-di-ni gồm 10 điều, hoàn toàn giống nhau vì đây là những thiếu niên, chưa phát triển đủ về sinh lý và tâm lý. Tuy nhiên, muốn thọ giới Tỳ-kheo thì Sa-di-ni phải thêm 2 năm chịu giới Thức-xoa-ma-na, như là một giai đoạn thử thách Sa-di-ni và học hỏi giới bổn Tỳ-kheo-ni, trong khi đó Sa-di chỉ cần 2 năm là có thể thọ giới Tỳ-kheo. Lại nữa, chư Tăng lại giữ 250 giới trong khi chư Ni phải giữ 350 hoặc 348 giới (Bắc tông) hoặc 311 giới (Nam tông).

Phật giáo luôn luôn ủng hộ nữ giới trong các hoạt động tu thân và cống hiến cho xã hội. Khoảng cách của sự phân biệt nam nữ dần thu hẹp.
 

Tại sao chư Ni lại phải giữ nhiều giới điều đến cả trăm so với chư Tăng? Có phải là do kỳ thị nam nữ? Chúng ta nên nghĩ rằng số giới điều không quan trọng bằng tinh thần giữ giới. Lại nữa, giới là để phòng vệ thân tâm, để không bị rơi vào điều ác. Giới như hàng rào, như thành quách ngăn ngừa giặc cướp, thú dữ khi ta ở nơi hẻo lánh như trong rừng sâu vậy. Đức Phật đặt thêm các giới điều khi chư Tăng Ni rơi vào những trường hợp xấu. Giới càng nhiều càng chứng tỏ Đức Phật lưu tâm che chở, bảo hộ cho Tỳ-kheo. Chư Ni phải giữ nhiều giới vì thực tế chư Ni thường rơi vào trường hợp lỗi lầm. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều chỗ trong Tứ phần luật, trong Cullavagga, trong nhiều kinh điển. Chỉ riêng trongTăng-già-bà-thi-sa của Tứ phần luật Ni đã ghi nhiều trường hợp Ni sai phạm và mỗi lần như thế thì Đức Phật đặt thêm một giới cho chư Ni.

IV. Kết luận:

Tóm lại, người phụ nữ được Đức Phật và Phật pháp, được giới luật và được cộng đồng Tăng-già bảo vệ, khích lệ, tin tưởng. Từ đó, họ có thể vững tin vào cộng đồng Tăng-già là cộng đồng rộng lớn về số lượng, về sự tu tập và truyền bá Chánh pháp của Đức Phật.

Ngày nay, rất nhiều phụ nữ trên thế giới cũng như ở nước ta đã nắm giữ những vai trò quan trọng trong các lĩnh vực lãnh đạo, trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, xã hội, văn hóa, nghệ thuật.v.v. nổi tiếng. Phật giáo luôn luôn ủng hộ nữ giới trong các hoạt động tu thân và cống hiến cho xã hội. Khoảng cách của sự phân biệt nam nữ dần thu hẹp. Tuy vậy sự phân biệt nam nữ vẫn còn in sâu trong tiềm thức và còn thể hiện trong thực tế của nhiều người, nhiều nhóm người trên khắp thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các kinh Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ, Tăng chi bộ và các bộ kinh A-hàm liên quan

2. Các kinh: Kinh Hạnh phúc, kinh Tâm địa quán, kinh Đại vân

3. Thích Chơn Thiện, Tăng-già thời Đức Phật, Nxb Tôn Giáo, 2000

4. Sa-môn Pháp Hiền, Luật Ma-ha-Tăng-kỳ, Thích Phước Sơn dịch, tập 4, Nxb Tôn Giáo, 2003

5. H.W. Shumann, The Historical Buddha, Trần Phương Lan dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1987

6. K. Sri Dhammananda, Gems of Buddhist wisdom, Buddhist Missionary Society, 1996

7. Swarna De Silva, The place of women in Buddhism, bhikkhuni.net

8. Chand R. Sirimane, Buddhism and women- The dhamma has no gender, bridgew.edu

9. Barbara O’ Brien, Buddhism and sexism, learnreligion.com

10. Josephin Monger,Thefight is not over in the struggle for gender egality, unv.org

TT. TS. Thích Nguyên Thành

(Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban GDPGTW

Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Huế)

(Theo phatgiao.org)

Bài viết liên quan

Phản hồi