Những hoạt động đáng nhớ trong Đại lễ Đình làng Ngô Sài

Đại lễ rước sắc và yên vị long ngai thành hoàng làng Ngô Sài được diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 2 (tức ngày mùng 3 đến ngày mùng 5 Tháng hai âm lịch) với nhiều hoạt động đáng nhớ, tô thắm thêm màu sắc mùa lễ hội và tình đoàn kết của nhân dân trong làng.

Bà con tổ dân phố Ngô Sài chuẩn bị cho Đại lễ rước sắc và yên vị long ngai Thành Hoàng làng

Sau hai năm hạn chế tổ chức lễ hội do ảnh hưởng của đại dịch. Nhân dịp đầu xuân năm mới Quý Mão 2023, làng Ngô Sài, Thị Trấn Quốc Oai, Hà Nội hân hoan tổ chức lễ hội truyền thống. Hoạt động này đã trở thành nét đẹp văn hóa, thu hút đông đảo người dân tham gia, góp sức. Từ đó, gắn kết tình làng nghĩa xóm, góp phần kết nối giao lưu phát triển xã hội trong cộng đồng.

Lễ hội đình làng Ngô Sài (thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai) hàng năm thường diễn ra từ ngày mùng 4 đến mùng 9 Tháng Giêng hằng năm. Kể từ sau đại dịch, thời gian tổ chức đã có sự thay đổi từ ngày mùng 3 đến mùng 5 Tháng Hai L. Lễ hội đình làng Ngô Sài được biết tới là một trong những lễ hội nổi tiếng, thu hút được nhiều người làng cùng du khách thập phương tham dự.

Thầy Thích Đạo Khuê là một người con của làng Ngô Sài. Với sự tâm huyết trong việc khôi phục bản sắc văn hóa và phong tục lễ hội trong làng xã. Thầy đã tìm đến các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Hán Nôm để tìm lại các Sắc phong lưu lạc của Đình làng Ngô Sài. Lễ hội của làng Ngô Sài không đơn thuần chỉ là lễ hội xuân hàng năm mà còn là Đại lễ rước thần sắc và yên vị long ngai thành hoàng làng Ngô Sài đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Lễ hội đình làng Ngô Sài, các thôn tổ chức giao lưu với các cuộc thi như: gói bánh chưng, bánh dày; cuộc thi nấu cỗ cúng Thánh;… Bên cạnh việc bảo tồn các giá trị truyền thống, đây còn là sân chơi lành mạnh cho người dân, thanh thiếu niên. Qua đó, góp phần kết nối tình làng nghĩa xóm giáo dục về cốt cách và đạo lý của bao thế hệ trong quá trình lao động, xây dựng và bảo vệ quê hương.

Sáng ngày mùng 3 tháng 5 âm lịch , bên cạnh công tác chuẩn bị còn diễn ra cuộc thi gói bánh chưng, bánh giầy giữa các xóm. Đây là hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức thường niên và lựa chọn ra đội xuất sắc nhất để làm bánh dâng lên thần Hoàng làng. Cuộc thi gói, nấu bánh chưng và bánh dày nhằm tái hiện cuộc thi làm các lễ vật dâng cúng Tổ tiên có từ thời Hùng Vương dựng nước. Tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử, và sự sáng tạo trong lao động, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của cộng đồng dân tộc. Cùng với đó, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị độc đáo của di sản văn hóa thời Hùng Vương. Trong buổi tối cùng ngày, bà con nhân dân và người dân địa phương cùng tham dự văn nghệ. Bên cạnh việc chào mừng đại lễ, buổi văn nghệ còn góp phần giao lưu giữa các xóm, cố kết tinh thần làng xã.

Ông Tạ Văn Hà (58 tuổi) người dân gốc sinh sống nhiều đời tại làng Ngô Sài cho biết: “Lễ hội Rước thần sắc và yên vị Long Ngai thành hoàng làng Ngô Sài có từ hàng trăm năm nay. Khi ông còn nhỏ đã được nghe các cụ trong làng kể, vào lễ hội này nếu ai được tham dự hay góp phần công sức bé nhỏ vào thì người đó có rất nhiều phước báu, gia đình nào tham gia thật đông thì phước báu nhiều đời nhiều kiếp con cháu được hưởng. Lễ hội của làng Ngô Sài còn có những nhân vật gắn liền với lịch sử dựng nước giữ nước của Việt Nam ta.”

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống văn hóa đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.

Trong đời sống cộng đồng làng xã người Việt, lễ hội luôn có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Lễ hội là hình ảnh thu nhỏ, phản ánh bộ mặt làng xã. Là sản phẩm văn hoá được kết tinh qua bao thế hệ không chỉ đối với người Việt Nam nói chung và người dân làng Ngô Sài nói riêng.

Mỗi lễ hội đều mang trong mình một ý nghĩa, một sắc thái riêng. Hòa chung trong “dòng chảy lễ hội” của quê hương, đất nước. Đó là niềm tin vào tâm linh, ngưỡng vọng, tưởng nhớ về tổ tiên, với đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”. Là nơi bảo lưu, trao truyền những giá trị văn hóa văn hóa truyền thống cao đẹp cho lớp lớp cháu con tự bao đời.

Một số hình ảnh hoạt động lẽ hội làng Ngô Sài :

 

Team Media PGĐS

Bài viết liên quan

Phản hồi