Người nữ có thể chứng đạt sự giác ngộ, giải thoát trong kiếp hiện tại hay không?

Người nữ đã thể hiện khả năng tu hành và tiềm năng giác ngộ giống nam giới và Phật giáo không phân biệt hay nghi ngờ về khả năng này của phụ nữ. Từ thời Đức Phật còn tại thế, người phụ nữ đã chứng minh tu tập được sự hiểu biết, sự tu hành và trí tuệ giác ngộ cũng như nam giới.

Đức Phật là người sáng lập tôn giáo đầu tiên chấp nhận và chủ trương sự bình đẳng giữa nam và nữ về mặt tâm linh và về khả năng trí tuệ và giác ngộ. Bản chất của sự giác ngộ thì vượt qua sự khác nhau hay phân biệt về giới tính, trong khi đó xã hội đương đại lúc bấy giờ thì phụ nữ đã bị phân biệt và giới hạn về quyền hạn và cơ hội. Nhờ sự sáng suốt và công tâm của Đức Phật mà những người phụ nữ đã được chấp nhận và thọ giới vào Tăng Đoàn của Đức Phật lúc đó, và họ đã chứng minh được sự tiến bộ và xứng đáng với lòng tin và kỳ vọng của Đức Phật.

Người nữ đã thể hiện khả năng tu hành và tiềm năng giác ngộ cũng như nam giới và Phật giáo không phân biệt hay nghi ngờ về khả năng này của phụ nữ.

Người nữ đã thể hiện khả năng tu hành và tiềm năng giác ngộ cũng như nam giới và Phật giáo không phân biệt hay nghi ngờ về khả năng này của phụ nữ.

Một số tu sĩ nữ, tức Tỳ kheo Ni, thời đó đã được Đức Phật khen ngợi rất nhiều ví như Tỳ kheo Ni Bhikkhuni Patacara tinh thông bậc nhất về Luật Tạng và Tỳ kheo Ni Bhikkhuni Khema thông thái bậc nhất về trí tuệ giác ngộ. Trong số những phụ nữ là những Phật tử tại gia (Upasikas, Ưu-bà-di) có cô Visakha là bậc nhất về lòng bố thí cúng dường cho Đức Phật và Tăng Đoàn, cô Samavati là người đức hạnh bậc nhất về lòng từ bi.

Người nữ đã thể hiện khả năng tu hành và tiềm năng giác ngộ cũng như nam giới và Phật giáo không phân biệt hay nghi ngờ về khả năng này của phụ nữ. Trong lịch sử Phật giáo từ thời còn Đức Phật, phụ nữ đã chứng minh tu tập được sự hiểu biết, sự tu hành và trí tuệ giác ngộ cũng như nam giới. Phụ nữ tu hành đúng đắn thì cũng có giác ngộ. Kinh điển ghi lại rằng Đức Phật ban đầu từ chối không cho những phụ nữ đi tu và gia nhập Tăng Đoàn, mãi cho đến khi ngài Ananda nhiều lần thỉnh cầu Đức Phật, thì Phật mới chấp nhận, và sau đó đã đề ra nhiều giới luật khắt khe hơn cho Ni Đoàn các Tỳ kheo Ni.

Sư bà Hải Triều Âm là tấm gương sáng của một bậc Trưởng lão Ni ở nước ta.

Sư bà Hải Triều Âm là tấm gương sáng của một bậc Trưởng lão Ni ở nước ta.

Nhiều người cũng cho rằng Đức Phật có lý do gì đó và đã có phân biệt nam nữ. Sự thật là không phải vậy. Ý của Đức Phật là phụ nữ nếu đi tu là phải hy sinh rất nhiều những bổn phận và những quan hệ tình cảm sâu đậm của một người phụ nữ đối với gia đình và con cái. Vì vậy, rất khó và sẽ là những sự hy sinh quá lớn cho bản thân họ và người thân nếu những phụ nữ xuất gia đi tu. Ví đơn giản nhất là những phụ nữ có gia đình con cái nếu xuất gia đi tu, thì hoàn cảnh của những đứa con ở lại thật là đáng lo và khổ sở, trong khi đó nếu một người cha đi tu, thì người mẹ vẫn chăm sóc được cho gia đình và con cái một cách chu toàn, vì tình mẫu tử lúc nào cũng lo toan cho con cái tốt hơn là người cha.

Người đời ta vẫn hay nói câu: “Không có cha thì vẫn ăn cơm với cá, không có mẹ thì lót lá mà nằm”, Đức Phật đã nhìn xa trông rộng về điều này. Cho nên sự từ chối ban đầu của Đức Phật là vì những lý do đó và có thể là để cho những người phụ nữ phải suy xét kỹ lưỡng mọi bề trước khi rời bỏ nhà đi tu.

Ni Đoàn Phật giáo vẫn còn tồn tại đến ngày nay, sau khi trải qua bao nhiêu thăng trầm hưng vong trong lịch sử. Và toàn bộ Tăng Đoàn Phật giáo cũng như Giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn được lưu truyền đến tận ngày nay và mãi mãi về sau.

Bài viết liên quan

Phản hồi