Người học Phật có thể tranh chấp tài chính hay không?
Hỏi: Người học Phật có tranh chấp tài chính với nhau, liệu có thể kiện ra tòa không? Nếu không kiện ra tòa thì phải nên xử lý thế nào cho ổn thỏa ạ?
Đáp:
Giáo huấn của Đức Phật đối với chúng ta, điều đầu tiên chính là bố thí. Chúng ta phải hiểu ý nghĩa thực sự của bố thí. Bố thí là buông xuống (buông xả), bố thí là xả. Trong Kinh giáo nói với chúng ta, nhân của tài phú chính là bố thí. Người ở trong đời này vô cùng giàu có, là do trong đời quá khứ bố thí tài (bố thí cúng dường tiền bạc, tài sản, vật chất…) nhiều, người mà trong đời này thông minh trí huệ, là tu bố thí Pháp nhiều (chia sẽ, in ấn Phật Pháp…), người khỏe mạnh sống lâu là tu bố thí vô úy nhiều (ăn chay, phóng sanh, từ thiện…), không gì không phải là từ bố thí mà được. Bạn hiểu rõ đạo lý này thì khi gặp phải tranh chấp tài chính, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề ở phương diện tài chính, hoặc là có người khuyên bạn đầu tư, hoặc là vay tiền của bạn.
Khi bạn cho họ vay tiền thì bạn phải nghĩ đến việc không hi vọng họ trả lại món tiền này, thì bạn sẽ lý đắc tâm an, bạn sẽ rất vui vẻ. Họ trả lại thì rất tốt, không trả lại thì cũng tốt, phải giữ được thái độ này. Thí xả! Trong mạng ta có tiền, có tài phú thì càng xả càng nhiều, cho nên nhất định không được vì tiền bạc mà xảy ra tranh chấp. Hiện nay, trong xã hội, tranh chấp tài chính là vấn đề vô cùng nghiêm trọng.
Đệ tử Phật phải làm ra tấm gương tốt, đối với tiền tài thì phải nhìn được thấu, buông được xuống, như vậy thì tốt. Nhất định không kiện cáo, nhất định không đòi nợ người khác, chính mình có khó khăn đến mấy, có khổ đến mấy, cũng đừng làm ra những sự việc này. Ta tin tưởng Nhân Quả là: “Khổ hết thì lại ngọt bùi”, về sau nhất định sẽ có tài phú lớn hiện tiền, đừng nghĩ đến những thứ này, đây là Thí xả thật sự.
HT. Tịnh Không
Phản hồi