Ngôi chùa với những tượng Phật đất sét ấn tượng tại Đông Triều
Chùa Mỹ Cụ (Sùng Khánh Tự) nằm ở thôn Mỹ Cụ, phường Hưng Đạo, thị xã Đông Triều. Chùa là điểm tham quan mới mẻ với nhiều du khách.
Chùa nằm bên sườn núi Chè. Sử sách có ghi lại năm 1308, vua Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại Am Ngọa Vân. Giáo lý của phái Trúc Lâm được lưu truyền rộng rãi đối với các Phật tử. Trong thời kỳ đó có đến 800 ngôi chùa lớn nhỏ được xây dựng lên và trong đó có chùa Mỹ Cụ Đông Triều.
Chùa là điểm tham quan mới mẻ với nhiều du khách, song với những ai yêu thích đền chùa miền Bắc, nhất là ở khu vực Quảng Ninh thì quen thuộc hơn. Chùa nằm bên sườn núi Chè, và dân làng lấy tên thôn đặt tên cho ngôi chùa.
Đông Triều có hàng trăm di tích đền, chùa, miếu. Trong số các chùa chiền đáng chú ý ở đây, có Chùa Mỹ Cụ nằm ở thôn Mỹ Cụ, xã Hưng Đạo, TX Đông Triều. Chùa là điểm tham quan mới mẻ với nhiều du khách. Chùa nằm bên sườn núi Chè. Sử sách có ghi lại năm 1308, vua Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại am Ngọa Vân. Giáo lý của phái Trúc Lâm được lưu truyền rộng rãi đối với các Phật tử. Trong thời kỳ đó có đến 800 ngôi chùa lớn nhỏ được xây dựng lên và trong đó có chùa Mỹ Cụ Đông Triều.
Khi xây dựng, ban đầu chùa Mỹ Cụ có kết cấu chữ Đinh. Về sau, chùa được mở rộng khang trang gồm chùa chính, nhà tổ, nhà tăng và kiến trúc tổng thể theo hình chữ Khẩu. Qua nhiều lần chiến tranh, chùa Mỹ Cụ được trùng tu, cuối thời Nguyễn thì chùa bị tàn phá nặng chỉ còn lại kiến trúc chính là chùa chữ Đinh nhưng kết cấu và điêu khắc may mắn còn giữ lại khá trọn vẹn.
Đến tham quan, chiêm bái ở điểm tham quan chùa Mỹ Cụ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng giá trị cao về nghệ thuật ở chùa chính là tượng Phật. Ở đây có nhiều các bức tôn tượng như A Di Đà, tượng Thích Ca Mâu Ni, tượng Quan Âm Chuẩn Đề, Anan, Ca Diếp…
Với đôi tay thủ công khéo léo, tài hoa các nghệ nhân xưa đã truyền vào mỗi bức tượng một linh hồn riêng sống động, sắc nét. Các pho tượng đa phần đều được tạo tác từ đất sét với dáng vẻ, kích thước cân đối, hài hòa, phía bên ngoài tượng đều được phủ một lớp sơn son thiếp vàng.
Giữa các pho tượng đất sét và tượng gỗ nếu du khách nhìn không kỹ thì khó mà phân biệt được. Dù làm bằng gỗ hay đất sét thì các bức tượng đều giống nhau ở vẻ tỉ mỉ của những nét chạm trổ công phu. Có đường nét khỏe, gân guốc có đường nét mềm, uyển chuyển. Các họa tiết chạm khắc đều mang văn hóa, linh hồn dân tộc.
Đến tham quan, chiêm bái ở điểm tham quan Hạ Long Quảng Ninh như chùa Mỹ Cụ sẽ được chiêm ngưỡng giá trị cao về nghệ thuật ở chùa chính là tượng Phật. Ở đây có nhiều các bức tôn tượng như A Di Đà, tượng Thích Ca Mâu Ni, tượng Quan Âm Chuẩn Đề, Anan, Ca Diếp… Với đôi tay thủ công khéo léo, tài hoa các nghệ nhân xưa đã truyền vào mỗi bức tượng một linh hồn riêng sống động, sắc nét.
Các pho tượng đa phần đều được tạo tác từ đất sét với dáng vẻ, kích thước cân đối, hài hòa, phía bên ngoài tượng đều được phủ một lớp sơn son thiếp vàng. Giữa các pho tưỡng đất sét và tượng gỗ nếu bạn nhìn không kỹ thì khó mà phân biệt được. Dù làm bằng gỗ hay đất sét thì các bức tượng đều giống nhau ở vẻ tỉ mỉ của những nét chạm trổ công phu. Có đường nét khỏe, gân guốc có đường nét mềm, uyển chuyển. Các họa tiết chạm khắc đều mang văn hóa, linh hồn dân tộc.
Nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, chùa Mỹ Cụ là một trong số ít chùa ở Quảng Ninh có tượng Phật làm bằng đất sét, đến cả những phần phụ như kèo, đầu dư trên mái cũng được khắc họa, trùng tu tỉ mẫn, đẹp mắt.
Ths Nguyễn Thy Ngà
Nguồn:khuongviet.vn
Phản hồi