Ma quỷ xuất hiện vào giờ nào là nhiều nhất?

Sáu cõi luân hồi nhưng vì sao mọi người đều nói người chết rồi thì biến thành quỷ? Lời nói này không phải không có đạo lý. Phật nói với chúng ta, tâm tham biến ngạ quỷ, vậy thử hỏi xem, bạn có tâm tham hay không?

Ngày trước, có một bạn đồng tu cùng xuất gia và đồng thọ giới một lượt với tôi, đó là Pháp sư Minh Diễn. Từ sớm ông ưa thích thần thông, ưa thích cảm ứng. Ông cùng Quật Thượng Sư học Mật. Ông tu học rất là nỗ lực, không đến một năm thì ông nói với tôi, mỗi ngày ông qua lại với quỷ. Đây chắc chắn không phải là giả, ông là người rất thành thật, quyết định không có vọng ngữ.

Ông nói với tôi, mỗi ngày khi hoàng hôn, quỷ liền xuất hiện ở trên đường, nhưng không nhiều, bởi vì hoàng hôn là buổi sáng của quỷ, sáng sớm thì ra ngoài không nhiều. Từ mười giờ tối đến hai giờ sáng thì rất náo nhiệt, họ đều ra hết. Đến khi trời sắp sáng thì dần dần không còn.

Ông thường hay qua lại với họ, kết giao với họ và đã làm bạn bè. Về sau, tôi đem việc này nói với Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam ở Đài Trung, lão sư Lý lắc đầu nói: “Không phải là việc tốt!”. Tôi thấy cũng không phải là việc tốt. Vì sao vậy? Tôi thấy khí sắc của ông rất không tốt, trên mặt là một màu tối tăm, vì ông thường hay qua lại với quỷ nên có mang âm khí, thân thể của ông thì dường như là mập, hư mập.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đây là sự thật, quyết định không phải là vọng ngữ. Ông còn tìm được bạn bè, thân bằng quyến thuộc đời trước của ông ở trong cõi quỷ. Cho nên, sáu cõi không phải nghĩ tưởng xằng bậy mà ra, mà là chân tướng sự thật. Nếu như chúng ta vẫn tùy thuận phiền não tập khí của chính mình thì sau khi chết rất có khả năng sẽ đi làm quỷ. Sáu cõi luân hồi nhưng vì sao mọi người đều nói người chết rồi thì biến thành quỷ? Lời nói này không phải không có đạo lý. Phật nói với chúng ta, tâm tham biến ngạ quỷ, vậy thử hỏi xem, bạn có tâm tham hay không? Tâm tham đoạn rồi thì cõi quỷ liền đoạn, bạn chắc chắn sẽ không sanh cõi ngạ quỷ.

Tâm tham là ngạ quỷ, sân hận là địa ngục, ngu si là súc sanh. Phật nói tham-sân-si là ba độc phiền não. Tùy thuận ba độc phiền não, tương lai quả báo là ở ba cõi ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh. Cho nên ở trong Kinh giáo, Phật đem sự việc này nói được đặc biệt nhiều, đặc biệt tường tận, mỗi giờ mỗi phút nhắc nhở chúng ta phải đoạn tham-sân-si. Đoạn tham-sân-si thì bạn sẽ không đọa vào ba đường ác. Dụng ý của Phật dạy bảo chúng ta chính ngay chỗ này. Vì sao chúng ta không xả bỏ đi tham-sân-si? Đem tham-sân-si chuyển biến lại chính là đức hạnh, chuyển đổi lại thì biến thành Giới-Định-Huệ. “Giới” là gì? Giới chính là bố thí. Chúng ta không còn có tâm tham, chúng ta toàn tâm toàn lực giúp đỡ chúng sanh khổ nạn của thế gian. Đây là tinh túy của giới học, xả mình vì người.

“Định” là được tâm thanh tịnh. Cương lĩnh tu học của nhà Phật là “đừng làm các việc ác, vâng làm các điều thiện”. Tham-sân-si là ác, chúng ta phải đoạn dứt nó, cải đổi lại, không làm các việc ác, vâng làm các việc thiện. Tất cả thiện là thương yêu chúng sanh, giúp đỡ chúng sanh, thành tựu chúng sanh. Đây là chúng thiện phụng hành.

Trong thiện hạnh, thiện cao nhất là giúp đỡ tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ. Đây là thiện ngay trong thiện.

Cho nên, chư Phật Bồ Tát không từ lao nhọc, vĩnh viễn không đình chỉ, không gián đoạn giáo hóa chúng sanh, vì chúng sanh giảng Kinh nói pháp, giúp đỡ chúng sanh phá mê khai ngộ. Đây là đại thiện, không có gì thiện hơn so với đây.

Chúng ta giúp đỡ người khác, quan trọng nhất chính là làm thế nào giúp họ giác ngộ, giúp đỡ họ quay đầu, đoạn ác tu thiện, phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành Thánh. Có thể có cách làm như vậy thì giống với chư Phật Bồ Tát, không hề khác. Sự nghiệp của chư Phật Bồ Tát chính là như vậy mà thôi. Không luận chúng ta hiện tại trải qua đời sống như thế nào, từ công việc nghề nghiệp nào, chúng ta ở ngay trong công việc, sinh hoạt của chính mình mà giúp đỡ xã hội, giáo hóa chúng sanh. Đây gọi là đức hạnh, gọi là Phật pháp.

HT. Tịnh Không

Bài viết liên quan

Phản hồi